Bảng giá hàng hóa phái sinh – Giải nghĩa thuật ngữ

Bên cạnh chứng khoán thì hàng hóa phái sinh đang dần trở thành kênh đầu tư phổ biến ở Việt Nam. Để đầu tư hàng hóa phái sinh thì việc đầu tiên đó là hiểu rõ và biết cách sử dụng các thông tin của bảng giá hàng hóa phái sinh. Bảng giá này đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao dịch của người tham gia thị trường

Bảng giá hàng hóa phái sinh là gì

Bảng giá hàng hóa phái sinh là bảng thông tin về biến động giá các sản phẩm hàng hóa đang giao dịch trên thị trường phái sinh, và được cập nhật theo thời gian thực (real-time) liên tục. Bảng giá cung cấp đầy đủ các thông tin về chỉ số hàng hóa như:  giá khớp, giá chào mua, bước giá, giá chào bán, giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất…

Từ đó nhà đầu tư có thể nắm bắt được như xu hướng biến động giá của từng loại sản phẩm hàng hóa để đưa ra chiến lược mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Vai trò bảng giá hàng hóa phái sinh

Bảng giá hàng hóa phái sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đầu tư. Nhà đầu tư thông qua bảng giá sẽ nắm được những thông tin sau:

Tổng hợp thông tin về giá hàng hoá

Cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư như: giá khớp lệnh, giá đầu phiên, giá cuối phiên, giá cuối cùng, chênh lệch giá… của tất cả các sản phẩm phái sinh đang giao dịch trên sàn.

Cập nhật xu hướng, khối lượng theo từng phiên

Bảng giá hàng hóa phái sinh hiển thị mức cung – cầu, đồng thời giúp nhà đầu tư nắm bắt tình huống thị trường qua các chỉ số dựa trên biến động tăng/giảm các mã. Đây là nơi mà các kỹ thuật viên phân tích thông tin thị trường.

Cung cấp cho nhà đầu tư nhiều hạng mục thông tin:

  • Độ sâu thị trường: danh sách 10 mức giá gần nhất với giá khớp lệnh cùng khối lượng chờ (chờ mua/chờ bán) tương ứng
  • Khớp lệnh theo bước giá: danh sách giá đã khớp lệnh trong phiên giao dịch cùng lượng mua/bán tương ứng.
  • Vùng cập nhật tin tức thị trường: cung cấp tin mới nhất về thị trường
  • Hướng dẫn giao dịch: cung cấp kiến thức về giao dịch hàng hóa phái sinh cơ bản đến nâng cao.

Giải nghĩa thuật ngữ trong bảng giá hàng hóa phái sinh

Bảng giá CQG
Bảng giá CQG

Quy định về màu sắc hiển thị trên bảng giá hàng hóa phái sinh:

  • Màu đỏ: giá giảm
  • Màu xanh lá: giá tăng
  • Màu vàng: giá đi ngang (không đổi)

Thông tin trên bảng giá hàng hóa phái sinh

Có rất nhiều thông tin được cung cấp trong bảng giá. Hãy cùng xem qua một vài thuật ngữ xuất hiện trong bảng giá hàng hóa phái sinh:

Thuật ngữ Ý nghĩa
Mã hợp đồng Bao gồm mã hàng hóa và mã tháng đáo hạn. Có thể sắp xếp theo thứ tự mong muốn
Bước giá Là mức giá chênh lệch, biến động tối thiểu
Last Trade Price: Giá khớp gần nhất.
B (Giá Bid) giá chào mua tốt nhất của thị trường
A (Giá Ask) giá chào bán tốt nhất của thị trường
ΔT Chênh lệch giữa khớp gần nhất và giá thanh toán phiên trước
VB Khối lượng chào mua gần đây
VA Khối lượng chào bán gần đây
O (Mở cửa) Giá tại lần khớp lệnh đầu tiên
H (Cao nhất) Giá khớp lệnh cao nhất trong phiên
L (Thấp nhất) Giá khớp lệnh thấp nhất trong phiên
Ngày thông báo đầu tiên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quy định tất cả các hợp đồng đang giao dịch phải đóng vị thế trước 2 ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên.
OI Vị thế mở, chính là tổng lượng hàng hóa phái sinh mở cho tới cuối phiên giao dịch trước

Xem các bảng giá hàng hóa phái sinh ở đâu

Website tradingview

TradingView là một nền tảng tài chính cung cấp bảng giá và trang mạng xã hội dành cho các nhà đầu tư tài chính trên toàn cầu. 

TradingView không phải là nền tảng để giao dịch tài chính, nhưng giúp trader phân tích thị trường, dự đoán xu hướng và còn có một số tính năng sau đâu:

  • Nền tảng phân tích kỹ thuật tốt nhất
  • Nơi cập nhật thông tin tài chính
  • Cộng đồng chia sẻ của các nhà đầu tư uy tín

Website Investing 

Investing.com tương tự như tradingview là một nền tảng tài chính cung cấp bảng báo giá theo thời gian thực, biểu đồ trực tuyến, tin tức tài chính cập nhật, phân tích kỹ thuật và các thông tin khác.

Phần mềm CQG

CQG là đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm giao dịch phái sinh hàng hóa hàng đầu thế giới và là đối tác cung cấp giải pháp của nhiều thị trường hàng hoá lớn.  Đây là nền tảng giao dịch tài chính, đặc biệt về hàng hóa phái sinh. 

Phần mềm CQG giúp nhà đầu tư (NĐT) giao dịch tối ưu, thuận tiện hơn với những tính năng sau:

  • Đặt lệnh trên đa nền tảng: Web, Desktop và App mobile
  • Hỗ trợ tính năng vẽ biểu đồ và phân tích kỹ thuật
  • Giao diện trực quan, đơn giản và dễ sử dụng

Để sử dụng phần mềm CQG nhà đầu tư cần đăng ký mở tài khoản giao dịch hàng hóa tại công ty thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (tương tự như cách mở một tài khoản giao dịch chứng khoán). Sau khi được cấp tài khoản và nạp ký quỹ, nhà đầu tư có thể  truy cập vào phần mềm giao dịch hàng hóa CQG 

Cách giao dịch tại qua phần mềm CQG

Để có thể giao dịch hàng hóa qua phần mềm CQG, bạn cần:

  1. Mở tài khoản giao dịch tại thành viên được cấp phép bởi MXV
  2. Tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thị trường, vốn và cách thức giao dịch
  3. Nộp tiền ký quỹ và kích hoạt tài khoản giao dịch
  4. Thực hiện chiến lược giao dịch thông qua việc đặt lệnh trên phần mềm giao dịch CQG
  5. Theo dõi và nhận sao kê giao dịch hàng ngày thông qua email
  6. Rút tiền hoặc nạp thêm tiền theo nhu cầu, biến động số dư sẽ được thông báo qua tin nhắn sms

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX (VMEX JSC) tự hào là một thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV), được chính thức cấp phép và bảo lãnh về Giao dịch phái sinh hàng hóa. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email