Giá dầu có thể tiếp tục suy yếu khi lo ngại về nguồn cung ngắn hạn

Giá dầu tiếp tục chịu sức ép trong phiên giao dịch sáng nay khi kỳ vọng về sự nới lỏng trong Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đang dần lung lay

Tin tức thị trường dầu

Giá dầu tiếp tục chịu sức ép trong phiên giao dịch sáng nay khi kỳ vọng về sự nới lỏng trong Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đang dần lung lay. Lo ngại về dịch bệnh tại quốc gia này vẫn đang là rào cản lớn nhất đối với triển vọng tiêu thụ và gây áp lực tới giá dầu.

3 ca tử vong do Covid-19 đã xuất hiện sau gần 6 tháng, trong đó 2 ca tại Bắc Kinh đã khiến thị trường nghi ngại rằng Chính phủ sẽ quay trở lại với các biện pháp phong toả chặt chẽ. Một thành phố gần Bắc Kinh trước đó được đồn là nơi thử nghiệm cho các chính sách nới lỏng Zero-Covid mới đây đã tiến hành đóng cửa trường học, yêu cầu người dân ở nhà trong 5 ngày. Nhiều khả năng tin tức tiêu cực này sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm trong phiên hôm nay.

Trong khi đó, rủi ro về phía nguồn cung, ít nhất là trong ngắn hạn đang bắt đầu có dấu hiệu giảm bớt. Trung Quốc đang nhập khẩu nhiều dầu thô hơn từ phía Nga, với lượng nhập khẩu trong tháng 10 tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Dòng chảy dầu từ Nga về Trung Quốc được tăng cường cũng sẽ hạn chế một ít áp lực nguồn cung dầu từ các nước khác trong bối cảnh các nước Tây Âu đang tìm cách cấm vận dầu Nga. Ngoài ra, nguồn tin từ Reuters đang cho biết những lo ngại ban đầu về thiếu hụt nguồn cung khiến các nhà máy lọc dầu tại Châu Âu đang có “nhiều dầu thô” hơn mức cần thiết để giao trong tháng 11 và 12. Mức chênh lệch của Brent Spread cho 2 hợp đồng kỳ hạn gần nhất là 42 cent/thùng, giảm so với mức 2 USD/thùng vào 1 tháng trước, trong khi mức chênh lệch tương tự đối với WTI đã chuyển sang trạng thái “bù hoãn mua”, một tín hiệu giảm giá cho thấy nguồn cung trong ngắn hạn dồi dào. Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo giá dầu cho quý IV 10 USD/thùng xuống còn 100 USD/thùng trước tác động tiêu cực từ dịch bệnh Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro nguồn cung dài hạn vẫn sẽ là yếu tố cản trở đà giảm sâu và khiến giá dầu có thể giằng co với biên độ hẹp, nhất là trước thông tin phía G7 dự kiến công bố mức giá trần lên dầu Nga vào thứ 4 tuần này.

Phân tích kỹ thuật dầu thô WTI

BIỂU ĐỒ GIÁ DẦU WTI THÁNG 12  (CLX2022)

phan tich dau tho 2111

Về mặt kỹ thuật, giá rơi khỏi hỗ trợ 80.5 và có xu hướng test lại mốc này, cũng là cạnh giữa của dải Bollinger Band trên khung H1. Nhiều khả năng giá sẽ giảm trở lại. Có thể canh bán tại quanh vùng 80 USD/thùng với kỳ vọng chốt lời 1.5 USD/thùng.

Tham khảo thêm: hàng hoá phái sinh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email