Sức mua của Trung Quốc có thể khiến nguồn cung ngô thu hẹp

Sự thay đổi lớn trong sức mua của Trung Quốc có thể khiến nguồn cung ngô của Mỹ thu hẹp mạnh trong một vài năm tới, một đại diện của Ủy ban Ngũ cốc Hoa kỳ (USGC) phát biểu trong hội thảo trực tuyến Ngũ cốc toàn cầu.

Những dấu hiệu cho thấu Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu một lượng lớn ngô trong năm nay đã cung cấp một lực hỗ trợ lớn đối với giá hợp đồng kỳ hạn ngô, với nhiều suy đoán liệu rằng sự tăng trưởng này có tạo nên những thay đổi lớn trong thói quen mua hàng trong tương lai hay không.

Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì sức mua, liệu nguồn cung ngô có chứng kiến sự sụt giảm mạnh như đậu tương trước đây hay không? Nếu mọi thứ lặp lại, có thể sẽ có sự thu hẹp nghiêm trọng trong nguồn cung của cả hai mặt hàng” ông Cannady từ USGC nói đến tồn kho cuối vụ của hai mặt hàng ngô và đậu tương Mỹ, khi Trung Quốc đã đặt mua ít nhất 10.7 triệu tấn ngô Mỹ và 27.5 triệu tấn đậu tương trong niên vụ năm nay.

Quy mô của hoạt động mua đã đủ để đưa Trung Quốc, vốn là nước sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, lên vị trí những nước nhập khẩu ngô và được dự báo sẽ lọt vào nhóm năm nước dẫn đầu trong năm nay.

Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu trung bình khoảng 4 triệu tấn ngô mỗi năm, chủ yếu là hàng rời từ Ukraine trong những năm gần đây. Nhưng nhập khẩu trong năm 2020 đã tăng mạnh lên ít nhất 7.2 triệu tấn, theo số liệu hải quan với 60% có nguồn gốc từ Ukraine và 40% đến từ Mỹ.

Trong khi sức mua ngô của Trung Quốc tăng mạnh, thì nước này vẫn tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung đậu tương từ Mỹ đã khiến dự báo tồn kho cuối vụ giảm mạnh.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tồn kho cuối vụ 2020/21 của đậu tương ở mức 5.1 triệu tấn, giảm gần 64% so với cùng kỳ năm ngoái và mức tồn kho thấp nhất kể từ niên vụ 2013/14. Tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ của đậu tương đã giảm mạnh từ 11% xuống chỉ còn 4%, theo số liệu của USDA.

Tồn kho ngô cung đã bị cắt giảm trong năm nay, tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ vẫn ở mức 10%, giảm từ 12.5% trong năm ngoái, khiến cho mục tiêu của Trung Quốc trở thành yếu tố tối quan trọng đối với triển vọng thị trường ngô toàn cầu.

Ông Cannady nhận định một trong những lý do khiến Trung Quốc mua hàng là lo ngại về sản lượng ngô nội địa sau một loạt các cơn bão lớn tại nước này trong khi sản lượng của Ukraine lại giảm mạnh trong những dự báo ban đầu.

Thêm vào đó, những căng thẳng thương mại với Australia có khả năng sẽ khiến nhập khẩu lúa miến và cao lương giảm, việc sẽ khiến nhu cầu chuyển hướng nhiều hơn sang ngô.

Cuối cùng, ông Cannady cũng nhấn mạnh định hướng cắt giảm lượng lương thực phế thải từ lĩnh vực nhà hàng và chế biến của Trung Quốc – một động thái khiến nguồn cung thức ăn chăn nuôi bị thu hẹp. “Họ sẽ mua những thứ họ cần,” ông Cannady kết luận.

Nguồn: MXV News

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email