USGC: Nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc phản ánh cấu trúc thị trường

Sự tăng trưởng bùng nổ nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc trong năm nay!

Trung Quốc đã nhập khẩu 7.8 triệu tấn ngô trong 10 tháng đầu năm nay, tăng mạnh 1,151% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu mới nhất từ Hải quan Trung Quốc. Nhập khẩu của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua mức hạn ngạch thuế quan của nước này ở mức 7.2 triệu tấn.

Nhập khẩu lúa mỳ cũng đạt 6.69 triệu tấn trong giai đoạn 10 tháng đầu năm 2020, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhập khẩu lúa mạch trong cùng kỳ tăng 98.3% so với năm ngoái lên mức 6 triệu tấn.

Báo cáo cung cầu tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong niên vụ 2020/21 đạt 13 triệu tấn, tăng tới 7 triệu tấn so với dự báo trước.

Nhu cầu ngô nội địa và nhập khẩu đã tăng khi sản lượng sản xuất gần như không đổi trong khi tồn kho tạm thời từ chương trình trợ giá đã giảm đi ít nhiều, ông Lohmar cho biết.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có thể tạo nên một số lợi thế cho ngô Mỹ, cụ thể là trong đầu năm 2020, nhưng đồng thời ngô Mỹ cũng có giá rất cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên việc nhập khẩu ngô Mỹ là một hoạt động thương mại hợp lý, ông Lohmar bổ sung.

Nhu cầu bền vững?

Các thành viên trên thị trường đã bắt đầu nhìn xa hơn giai đoạn 2020 – 21 và tranh luận xem rằng liệu sự tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc có bền vững trong thời gian dài hay không.

“Rất khó để đánh giá nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc, nhưng theo tôi thì thay đổi này mang tính cấu trúc nhiều hơn là sự thiếu hụt nguồn cung tạm thời và vì thế tôi nghĩ chúng ta có thể thấy Trung Quốc thu mua nhiều ngô hơn nữa trên thị trường quốc tế trong những năm tới.” ông Lohmar cho biết.

Một phần lớn nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc đến từ ngành công nghiệp thịt lợn. Sự bùng phát của dịch Tả lợn châu Phi hồi năm 2018 đã khiến số đầu lợn của nước này giảm mạnh.

Theo USDA, số lượng đầu lợn của Trung Quốc đầu năm 2020 giảm xuống còn 310.4 triệu từ mức 428.1 triệu trong năm 2019. Sụt giảm số lượng lợn đã làm giảm nhu cầu đối với ngô và khô đậu tương.

Trung Quốc đang nỗ lực để xây dựng lại số lượng đầu lợn, việc được kỳ vọng sẽ làm tăng nhu cầu thức ăn chăn nuôi.

Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng khi số lượng đàn lợn được khôi phục trong vài tháng tới và “tôi kỳ vọng chúng sẽ tiếp tục phục hồi, thậm chí đến cuối năm 2021,” ông Lohmar cho biết.

Lo ngại hủy hợp đồng?

Trong khi tăng trưởng nhu cầu ngũ cốc của Trung Quốc đã cứu các nhà sản xuất Mỹ nhưng họ cũng lo ngại rằng những cam kết mua hành này có thể bị hủy bỏ.

Lượng ngô Mỹ đã bán cho Trung Quốc trong niên vụ 2020/21 đã đạt 8.27 triệu tấn tính tới ngày 12/11 so với chỉ 500 tấn trong cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của USDA.

“Tôi không lo ngại về việc hủy hợp đồng. Một lần nữa, các đơn hàng nhập khẩu vừa qua hoàn toàn hợp lý về mặt thương mại. Có chênh lệch giá nhập khẩu lớn cùng các ưu đãi thương mại để Trung Quốc nhập khẩu ngô vào lúc này,” ông Lohmar cho biết.

Ngô nhập khẩu vào Trung Quốc có giá rẻ hơn so với giá ngô nội địa do giá ngô ở Trung Quốc đã tăng mạnh khi sản lượng sản xuất và tồn kho thấp.

Hơn nữa, các lãnh đạo Trung Quốc muốn duy trì một mối quan hệ tốt với Trung Quốc trong giai đoạn chuyển giao sang chính quyền mới hiện tại, ông Lohmar cho biết thêm.

Trung Quốc muốn các công ty nhập khẩu quốc doanh phát triển thành những công ty có khả năng cạnh tranh toàn cầu và vì thế không muốn họ thực hiện những hành vi sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của toàn ngành và vì thế sẽ không có lợi khi hủy hợp đồng, ông Lohmar cho biết.

Nguồn: MXV News

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email