tìm hiểu giao dịch hàng hóa

Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ về giao dịch hàng hóa: Hàng hóa được giao dịch là gì, các yếu tố ảnh hưởng và thúc đẩy giá hàng hóa?

Sau khi biết được những điều này, bạn có thể tìm hiểu về cách thức giao dịch hàng hóa, và lựa chọn được những mã hàng hóa phù hợp để giao dịch trên thị trường toàn cầu này tại Việt Nam!

1. Hàng hóa nào được lựa chọn để giao dịch?

Hàng hóa được giao dịch là hàng hóa cơ bản hoặc nguyên liệu thô thường được trao đổi mua bán trên thị trường thế giới. Những hàng hóa này thường là nguyên liệu đầu vào cho những sản phẩm và dịch vụ phức tạp hơn.

 

Hàng hóa được giao dịch khác với các loại hàng hóa khác ở đặc điểm: chúng được tiêu chuẩn hóa bằng hợp đồng (để có thể giao dịch được trên sàn tập trung).

Hàng hóa được quy định thành các hợp đồng tiêu chuẩn và giao dịch trên sàn tập trung để hỗ trợ thị trường thanh khoản và hiệu quả hơn.

Tính thanh khoản là thước đo chất lượng của thị trường, được thể hiện bằng khối lượng giao dịch và mức độ dễ dàng mua bán hàng hóa.

Thị trường thanh khoản càng cao thì càng dễ dàng mua bán, trao đổi hàng hóa.

Các thị trường tập trung cung cấp nơi để thực hiện giao dịch kinh doanh minh bạch, rõ ràng dành cho các nhà sản xuất hàng hóa, người nông dân, thương nhân và nhà đầu cơ.

2. Có các nhóm hàng hóa chính nào?

Hàng hóa được giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (hợp pháp) được chia thành 4 nhóm chính: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng. Một số người cũng xem nhóm tiền điện tử là hàng hóa, nhưng điều này chưa được công nhận tại Việt Nam.

Trong mỗi nhóm có nhiều hàng hóa đơn. Các hàng hóa được lựa chọn đều đóng vai trò quan trọng trên thị trường toàn cầu:

Nông sản Nguyên liệu
công nghiệp
Kim loại Năng lượng
Ngô Cà phê Arabica Bạc Dầu thô WTI
Lúa mỳ Cà phê Robusta Bạch kim Dầu thô Brent
Đậu tương Đường No.11 Đồng Khí tự nhiên
Khô đậu tương Bông sợi Quặng sắt Dầu ít lưu huỳnh
Dầu đậu tương Ca cao   Xăng RBOB
  Cao su RSS3    
  Cao su TSR20    

3. Các yếu tố chính tác động lên giá hàng hóa là gì?

Bên cạnh các vấn đề kinh tế chung, có 1 số yếu tố chính thường ảnh hưởng lên giá cả hàng hóa, bao gồm:

Các nền kinh tế mới nổi: Vài thập kỷ qua đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về mức sống ở các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, những thay đổi về chính sách tại các quốc gia này có thể có tác động lớn đến giá cả hàng hóa. Ví dụ, Trung Quốc là một trong những nhập khẩu và tiêu thụ lớn nhất của giá dầu thô, đồng và quặng sắt.

Đô la Mỹ: Giá trị của đồng đô la Mỹ cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến giá hàng hóa, vì là đồng tiền dự trữ của thế giới. Nếu đồng đô la tăng giá trị, những người mua bằng các loại tiền tệ khác có thể không có động lực mua nhiều hàng hóa.

Sản phẩm thay thế: Khi giá của 1 loại hàng hóa tăng, nhu cầu về các sản phẩm thay thế nó cũng tăng, khiến nhu cầu sử dụng hàng hóa đó giảm. Ví dụ, dầu thô và các nguồn năng lượng tái tạo.

Thời tiết: Là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là với các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp.

Những cú sốc về nguồn cung thường khiến giá cả tăng lên. Ví dụ, giá ngô, lúa mì và đậu tương tăng do lũ lụt trên diện rộng năm 2019. Các cú sốc về nhu cầu có thể đẩy giá biến động theo cả hai hướng.

Những tác động toàn cầu bất ngờ cũng ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa. Ví dụ, giá xăng dầu giảm mạnh vào mùa xuân năm 2020 do nhu cầu tiêu thụ giảm đột ngột và không báo trước do đại dịch Covid – 19 gây ra.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email