tìm hiểu giao dịch hàng hóa phần 2

Và trước khi đến với Phần 2, các bạn hãy đảm bảo rằng mình đã xem qua và nắm vững một số kiến thức quan trọng đến từ Tìm hiểu về giao dịch hàng hóa – Phần 1 nhé.

Bài viết phần 2 sẽ giải thích: Các hình thức giao dịch hàng hóa trên thế giới? Tham gia giao dịch hàng hóa ở Việt Nam như thế nào?

Sau khi biết được những điều này, bạn có thể lựa chọn cách thức giao dịch hàng hóa an toàn & phù hợp với số vốn của mình!

4. Các hình thức giao dịch hàng hóa trên thế giới

Khi tham gia giao dịch hàng hóa, nhà giao dịch không nhất thiết phải sở hữu chúng. Điều này phụ thuộc vào loại công cụ tài chính được lựa chọn để giao dịch. Và khi bước vào tìm hiểu thị trường hàng hóa, các bạn cần nắm rõ các hình thức phổ biến để giao dịch hàng hóa là:

Giao hàng thực:

Bạn là đại lý kinh doanh, gom hàng tại giá thấp và bán/ xuất khẩu với giá cao hơn để hưởng chênh lệch (sau khi trừ các phí thuế liên quan). Tuy nhiên, biến động giá hàng hóa toàn cầu thường khó đoán bởi thời tiết, tin tức vĩ mô…, nên các sản phẩm tài chính bên dưới thường được kết hợp nhằm giảm biến động – rủi ro cho người mua/ bán tùy từng chiến lược.

Cổ phiếu:

Đây là một cách gián tiếp để giao dịch hàng hóa bằng cách sở hữu cổ phiếu trong các công ty khai thác hoặc sản xuất hàng hóa.

CFD:

Hợp đồng chênh lệch (CFD) cho phép các nhà giao dịch dự đoán về biến động giá hiện tại của hàng hóa và kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá mua/ bán. Giá CFD được quy đổi từ giá Hợp đồng tương lai của hàng hóa đó. CFD được giao dịch qua các sàn giao dịch trung gian (Broker).

Hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity Futures):

Hợp đồng ghi nhận việc mua/ bán 1 lượng hàng hóa nhất định tại một thời điểm trong tương lai. Chúng thường được giao dịch trên thị trường hàng hóa tập trung. Có nhiều đối tượng tham gia thị trường như doanh nghiệp, quỹ, cá nhân nhằm đầu tư/ đầu cơ hoặc bảo hiểm giá hàng hóa. Các nhà giao dịch thường không nắm giữ hợp đồng đến cuối kỳ hạn mà sẽ tất toán hợp đồng trước kỳ giao hàng để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá mua/ bán.

Quyền chọn trên hợp đồng tương lai (Options on Futures):

Những quyền chọn này cho phép bạn đầu cơ vào hợp đồng tương lai, sử dụng ít tiền hơn và không yêu cầu ký quỹ, nhưng chúng đòi hỏi độ chính xác cao hơn trong nhận định về của bạn về biến động giá hàng hóa.

ETF:

Nhiều ETF (Quỹ hoán đổi giao dịch) đại diện xác định giá hàng hóa dựa trên hợp đồng tương lai hàng hóa, quyền chọn trên hợp đồng tương lai đó hoặc cổ phiếu trong các công ty khai thác hoặc sản xuất hàng hóa. Một số quỹ cũng mua thêm tài sản thực làm cơ sở (ví dụ vàng thỏi). ETFs giao dịch dưới dạng chỉ số quỹ trên các sàn giao dịch.

Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có 2 kênh giao dịch hàng hóa được cấp phép là giao dịch hàng thực (dành cho doanh nghiệp) và giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa (dành cho doanh nghiệp, quỹ, cá nhân) được sự quản lý của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.

Vì vậy, ở các phần tiếp theo về cách thức giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, VMEX sẽ chỉ đề cập tới thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa.

5. Chuẩn bị giao dịch hàng hóa

Trước khi bước vào thị trường giao dịch hàng hóa, bạn cần biết:

  • Bạn muốn giao dịch hàng hóa nào? Đọc thông tin về từng loại hàng hóa trong mục ‘Sản phẩm‘ trên trang web của chúng tôi hoặc tổng quan tại bài viết.
  • Bạn lựa chọn công cụ giao dịch nào? Ở đây, VMEX khuyến nghị với số vốn tầm trung trở lên, giao dịch hợp đồng tương lai phù hợp với bạn, hạn chế rủi ro hệ thống và rủi ro đối tác, đảm bảo tính minh bạch và thanh khoản cao tại Việt Nam.
  • Biết được các kênh thông tin: Nhà giao dịch thành công sử dụng các thông tin có giá trị trong các bài báo khoa học, trang web của chính phủ, phần mềm biểu đồ giá, và các nguồn tin khác…

6. Cách thức giao dịch hàng hóa

Dưới đây là các bước thông thường của 1 nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường giao dịch hàng hóa:

  1. Tìm hiểu về thị trường hàng hóa và phát triển chiến lược.
  2. Giảm thiểu rủi ro của bạn.
  3. Chọn mua hoặc bán.
  4. Thực hiện giao dịch thực hành hoặc giao dịch thử nghiệm đơn lẻ.
  • CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX
  • Hotline: 0911 919 356
  • Email: dvkh@vmex.vn
  • Địa chỉ: Tầng 5, 139 Nguyễn Thị Nhung, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email