Các Dạng Biểu Đồ Trong Phân Tích Kỹ Thuật

các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật

Đối với các nhà giao dịch (trader) theo trường phái phân tích kỹ thuật thì biểu đồ là một công cụ không thể thiếu. Trong thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa cũng vậy, các trader thường sử dụng 3 loại biểu đồ chính. 

Giới thiệu về các biểu đồ tài chính

Các công cụ chủ yếu sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm biểu đồ (charts) và các chỉ báo kỹ thuật (indicators). Trong đó biểu đồ tài chính  là một công cụ quan trọng, làm nền tảng cho nhiều kỹ thuật như phân tích xu hướng (trends), phân tích mô hình giá (patterns), phân tích chu kỳ (cycles)…

Hiện nay có 3 loại biểu đồ chính được thông dụng nhất là biểu đồ đường ( line chart), biểu đồ thanh (bar chart) và biểu đồ nến nhật (candlestick chart)

Biểu đồ đường (Line chart)

Biểu đồ đường được hiểu đơn giản là những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong một khung thời gian nhất định.

Ví dụ biểu đồ đường

Biểu đồ đường là loại biểu đồ đơn giản nhất, cung cấp cho các nhà giao dịch có cái nhìn nhanh về các xu hướng thị trường chính bên cạnh các mức hỗ trợ và kháng cự. Nếu bạn muốn xem thị trường nhanh trong nháy mắt, biểu đồ đường có thể rất hữu ích trong trường hợp này.

Nhược điểm: Biểu đồ đường không thể hiện biến động giá trong khung thời gian. Ví dụ với biểu đồ đường khung 1 giờ, bạn chỉ biết được giá đóng cửa sau 1 giờ, nhưng không biết giá đã biến động tăng/giảm như thế nào trong 1 giờ đó.

ĐẦU TƯ DẦU THÔ ONLINE

Giao dịch hàng hóa trực tuyến – Thị trường liên thông quốc tế

Biểu đồ thanh (Bar chart)

Biểu đồ thanh thì phức tạp hơn một chút vì nó thể hiện các mức giá của một loại hàng hóa trong một đơn vị thời gian:

  • Giá mở cửa
  • Giá đóng cửa
  • Giá cao nhất
  • Giá thấp nhất

Tùy theo khung thời gian giao dịch mà 1 thanh biểu thị cho chuyển động giá trong khung thời gian đó. Ví dụ nếu bạn chọn khung thời gian H1, thì 1 thanh đại diện cho giá chuyển động trong 1giờ.

Dưới đây là một ví dụ về thanh giá:

Biểu đồ thanh
  • Toàn bộ thanh biểu thị cho toàn bộ phạm vi giao dịch của một loại hàng hóa trong một khung thời gian nhất định.
  • Phần dưới cùng của thanh thể hiện mức giá giao dịch thấp nhất trong khung thời gian giao dịch đó (Low)
  • Phần trên cùng của thanh thể hiện mức giá giao dịch cao nhất trong khung thời gian giao dịch (High)
  • Thanh gạch ngang bên trái của thanh là giá mở cửa (Open) và bên phải là giá đóng cửa (Close)

Nhược điểm: Mặc dù biểu thị chi tiết biến động giá nhưng khó để nhận biết giá tăng hay giảm trong khung thời gian

Biểu đồ thanh cũng được gọi là biểu đồ OHLC, vì chúng thể hiện mức High, Low, Open và Close.

Ví dụ biểu đồ thanh

biểu đồ thanh bar chart

Biểu đồ nến (Candlesticks Chart)

Tương tự như biểu đồ thanh, biểu đồ nến vẫn thể hiện sự biến động giá trong một khung thời gian nhất định.

Cấu tạo của một nến Nhật:

Biểu đòi nến vmex
  • Open: giá mở cửa
  • Low: giá thấp nhất
  • Close: giá đóng cửa
  • High: giá cao nhất

Biểu đồ nến Nhật khắc phục được nhược điểm của biểu đồ dạng thanh bằng cách hiển thị giá mở cửa và đóng cửa:

  • Thanh giá: Giá mở cửa là gạch ngang phía bên trái của thanh và giá đóng cửa là gạch ngang phía bên phải của thanh
  • Nến Nhật: Giá mở cửa và giá đóng cửa được xác định dựa vào màu của nến. Nến tăng khi thân nến màu trắng hoặc màu xanh, khi này giá bên dưới là giá mở cửa và giá bên trên là giá đóng cửa. Ngược lại khi thân nến màu đen hoặc màu đỏ, thể hiện giá giảm, giá bên trên sẽ là giá mở cửa, giá bên dưới là đóng cửa

Theo truyền thống, nến Nhật tăng có thân nến màu trắng, nến giảm có thân nến màu đen. Tuy nhiên hầu hết trader đều lựa chọn màu xanh cho nến tăng và màu đỏ cho nến giảm để dễ dàng nhận biết biến động giá

Ví dụ về biểu đồ nến Nhật:

biểu đồ nến nhật
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email