RSI là gì? Các phương pháp giao dịch trong ngày với RSI

RSI là gì? các phương pháp giao dịch trong ngày với RSI, công thức tính, các tín hiệu và phương pháp giao dịch với RSI tạo ra lợi nhuận

RSI là gì?

RSI được viết tắt bởi từ Relative Strength Index (chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ số kỹ thuật phổ biến được phát triển bởi một nhà phân tích kỹ thuật có tên J.Welles Wilder. RSI là một chỉ báo động lượng dùng để đo tình trạng quá mua hay quá bán của thị trường.

Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator). RSI nằm trong vùng với mức độ từ 1 đến 100. Nếu RSI nằm dưới 30 là tình trạng quá bán và nếu nằm trên 70 là tình trạng quá mua.

Ý nghĩa của RSI

Chỉ báo RSI được dùng để xác định liệu khi nào thị trường đang ở tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức, và cho các dấu hiệu khi nào xu hướng đảo chiều.

RSI thường được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14, giá trị RSI dao động trong khoảng từ 1 đến 100 và các đường tiêu chuẩn được vẽ ở mức 30 và 70

Công thức tính RSI

RSI = Relative Strength Index= Average Gain / Average Loss

  • RS là giá trị sức mạnh tương đối
  • Average Gain chính là EMA trên 14 thanh nến tăng gần nhất
  • Average Loss là EMA trên 14 thanh nến giảm gần nhất
  • Thông số cài đặt mặc định của RSI là 14 kỳ

Hoặc với RSI 20 (20 kỳ) thì công thức sẽ như sau

RS = (20 EMA trên 20 thanh nến tăng gần nhất) / (20 EMA trên 20 thanh nến giảm gần nhất)

ĐẦU TƯ DẦU THÔ ONLINE

Giao dịch hàng hóa trực tuyến – Thị trường liên thông quốc tế

Những tín hiệu của RSI

Có 3 tín hiệu cơ bản của chỉ báo RSI: Quá mua, quá bán và phân kỳ

Quá mua (Overbought)

Quá mua được hiểu là thị trường đang có dấu hiệu quá mua. Điều này xảy ra khi RSI lớn hơn 70, thường xảy ra trong một xu hướng tăng và dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại

Quá bán (Oversell)

Ngược lại với quá mua,báo hiệu thị trường đang quá bán khi RSI nhỏ hơn 30, thường xảy ra trong một xu hướng giảm và dự báo thị trường đảo chiều tăng trở lại

Phân kỳ (Divergence)

Phân kỳ là một sự “lệch pha” giữa biến động thực tế của giá và chỉ báo kỹ thuật, cảnh báo rằng sức mạnh của xu hướng giá đã yếu dần và có thể đảo chiều.

  • Phân kỳ RSI Bullish: Giá tạo đáy mới thấp hơn (đang trong xu hướng giảm) trong khi đường RSI đang tăng cho thấy một dấu hiệu đảo chiều tăng của thị trường.
  • Phân kỳ RSI Bearish: Giá tạo đỉnh mới cao hơn (đang trong xu hướng tăng) trong khi đường RSI đang giảm cho thấy một dấu hiệu đảo chiều giảm của thị trường.

Phương pháp giao dịch trong ngày với RSI

Go Long – Cân nhắc mua khi:

  • RSI nằm dưới đường tham chiếu 30 (quá bán)
  • Giá đang test vùng hỗ trợ
  • Mua tại giá phía trên của một nến tăng

Trong biểu đồ trên

  1. Vùng giá tích lũy trước đó chính là một vùng hỗ trợ
  2. Tiếp đến là chỉ báo RSI giảm xuống mức quá bán (30), cân nhắc một lệnh mua.
  3. Vùng giá hiện tại đang nằm tại vùng giá hỗ trợ trước đó, tức là giá đang test vùng hỗ trợ này.
  4. Đặt lệnh mua khi có nến tăng, và đó cũng là một mô hình inside bar khá rõ ràng

Go Short – Cân nhắc bán khi

  • RSI nằm phía trên đường tham chiếu 70 (quá mua)
  • Giá đang test vùng kháng cự
  • Bán tại giá phía dưới của một nến giảm

Ví dụ:

Chúng ta có thể nhận thấy vùng giá kháng cự khá rõ được tạo ra ở vùng A, tiếp diễn ở vùng B giá quay lại test mức kháng cự này, đồng thời khi đó chỉ báo RSI cũng đi vào vùng quá mua. Trader có thể vào lệnh ngay khi có một nến giảm xuất hiện.

Khi kết hợp RSI để vào lệnh tại vùng kháng cự – hỗ trợ thường sẽ mang đến một tỷ lệ risk reward rất tốt vì khoảng cách dừng lỗ là tương đối nhỏ so với tiềm năng lợi nhuận có được, và đây cũng chính là điều mà phương pháp này hướng đến

Lưu ý đối với chiến lược giao dịch go long, go short:

  • Cách bạn xác định vùng kháng cự hỗ trợ là điểm mấu chốt để bạn có những điểm vào lệnh chất lượng. RSI được sử dụng làm căn cứ để xác định điểm vào lệnh
  • Phù hợp với những trader sử dụng chiến lược giao dịch trong ngày nhưng lại không muốn dán mắt vào chart
  • Nên xác định vùng hỗ trợ, kháng cự rồi đặt alert (thông báo), khi giá chạm đến vùng mà bạn đã đánh dấu thì bắt đầu cân nhắc vào lệnh
  • Đừng nên chỉ đánh giá một chiến lược chỉ qua một vài mẫu hình quá khứ. Hãy nghiên cứu và thực hành vì chỉ có bạn mới biết rằng chiến lược nào phù hợp với bạn hay không.

Cách vẽ đường xu hướng cho RSI

Đây cũng là cách mà một số “cao thủ” dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline – của chính nó (đường xu hướng của RSI) thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, nhiều khả năng sẽ đảo chiều

Xem thêm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

 

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email