Các loại nến trong chứng khoán thường gặp và ý nghĩa

Nến trong chứng khoán nói riêng và trong phân tích kĩ thuật nói chung là một công cụ phổ biến để biểu thị giá, giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi biến động của thị trường. Cách đọc nến chứng khoán, các mô hình nến phổ biến hiện nay và ý nghĩa của chúng như thế nào?

Thuật ngữ nến trong chứng khoán

Giá dầu thô được biểu diễn bằng biểu đồ nến khung h4
Giá dầu thô được biểu diễn bằng biểu đồ nến khung h4

Biểu đồ nến hay gọi tắt là nến là một dạng đồ họa thể hiện sự biến đổi giá của một loại chứng khoán. Bắt nguồn từ Nhật, vào những năm 1600 thương nhân sử dụng biểu đồ nến để giao dịch gạo. Và sau này biểu đồ nến (candlestick) được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là một công cụ trực quan hóa sự biến đổi của giá giúp nhà đầu tư đánh giá hướng đi của thị trường.

Bên cạnh biểu đồ nến, biểu đồ đường (line) và biểu đồ dạng thanh (bar chart), biểu đồ Point & figure,… cũng được sử dụng để biểu thị giá. Mỗi dạng biểu đồ đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với các trường hợp sử dụng khác nhau. Tuy nhiên biểu đồ nến vẫn vẫn được sử dụng nhiều nhất bởi tính trực quan, đầy đủ thông tin, đặc biệt hữu ích trong việc phân tích xu hướng giá

Cấu tạo nến chứng khoán

Biểu đồ nến gồm nhiều cây nến khác nhau, mỗi cây nến thể hiện sự biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định (hay còn gọi là khung thời gian), bao gồm:

  • Giá mở cửa: Open price (O)
  • Giá đóng cửa:  Close price (C)
  • Giá cao nhất: High price (H)
  • Giá thấp nhất: Low price (L)

Lưu ý: biểu đồ nến có thể được tạo trên nhiều khung thời gian khác nhau. Số lượng nến và hình dáng nến sẽ thay đổi, chi tiết và nhiều thông tin hơn trên các khung thời gian nhỏ hơn. 

Ví dụ một cây nến h1 (khung thời gian 1 giờ) sẽ được biểu thị bằng 4 cây nến m15 (khung thời gian 15 phút)

Mỗi nến chứng khoán, tương tự như một cây nến thực tế, được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản là thân nến và râu nến (bấc nến). Tùy vào biến động giá mà nến được chia làm hai loại là nến tăng – bullish candle(màu xanh)nến giảm – bearish candle (màu đỏ)

Cấu tạo nến chứng khoán
Cấu tạo nến chứng khoán

Lưu ý: Một cây nến không nhất thiết phải có đầy đủ thành phần như trên, râu nến có thể không xuất hiện hoặc thân ngắn gần như biến mất

TÌM HIỂU VỀ ĐẦU TƯ HÀNG HÓA

 Kênh đầu tư HỢP PHÁP được cấp phép giao dịch tại Việt Nam


Cách đọc nến trong chứng khoán

Thân nến

Thường là thành phần lớn nhất được tô màu biểu trưng cho sự tăng giảm của giá, là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa. 

  • Thân nến càng dài cho thấy lực mua/ lực bán mạnh hay động lượng tăng/giảm mạnh. Với nến xanh, giá mở cửa thấp (giảm) nhưng sau đó lực mua tăng mạnh vào cuối phiên, phe mua áp đảo phe bán, đóng cửa tăng điểm tạo nến bullish – màu xanh. Ngược lại, nếu phe bán áp đảo, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa sẽ tạo cây nến bearish – màu đỏ. 
  • Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chững lại, cả lực mua và bán đều đang yếu. Hai phe đều đang lưỡng lự chưa quyết định thể hiện tình trạng do dự của thị trường (sẽ được mô tả chi tiết trong phần nến doji)

Bóng nến

Hay còn gọi là râu nến là 2 que nhỏ nằm ở trên và dưới thân nến.Râu nến dài cho thấy sự cạnh tranh giữa phe mua và phe bán..Cả 2 phe đều mua bán mạnh khiến giá tăng giảm liên tục. Cần quan tâm đến đỉnh của bóng nến (giá cao nhất/thấp nhất) để đánh giá các mức cản (ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự).

Đỉnh mỗi bóng nến tương ứng với giá cao nhất (High) và thấp nhất (Low) trong một phiên giao dịch.

Tương ứng với giá vào giờ mở cửa (Open), giá vào giờ đóng cửa (Close) thể hiện ở 2 đỉnh của thân nến. Với thân nến tăng (màu xanh) thì giá mở cửa nằm ở dưới, giá đóng cửa nằm ở trên (do giá tăng lên). Với thân nến giảm (màu đỏ) thì ngược lại.

Ý nghĩa của nến trong chứng khoán và trong phân tích kỹ thuật

Việc tìm hiểu, nhận dạng và sử dụng các mô hình nến trong chứng khoán là cực kỳ quan trọng với nhà đầu từ. Vì thông qua những mô hình này, người tham gia có thể dễ dàng theo dõi đưa ra nhận định tương đối chính xác về xu hướng biến động giá. Nhờ vậy mà nhà đầu tư  có thể đưa ra những chiến lược giao dịch, điểm vào lệnh chính xác và kịp thời hơn nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và tối thiểu những rủi ro có thể gặp

Tổng hợp các loại nến trong chứng khoán phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại có rất nhiều mô hình nến nhưng không phải tất cả chúng đều được chứng minh hiệu quả. Và tùy thuộc vào đặc tính của thị trường cụ thể, một số loại nến sẽ có xác suất thành công cao hơn các loại nến còn lại.

Phân loại nến theo tín hiệu xu hướng

Xem thêm:

Phân loại theo số lượng nến: 1 nến, 2 nến hoặc nhiều nến

Các mô hình nến đơn thường gặp (1 cây nến)

  • Marubozu: thân nến dài và không có bóng nến
  • Spinning top (con xoay) : bóng nến trên và dưới dài, thân nến nhỏ
  • Mô hình nến Doji: có giá mở cửa trùng hoặc rất gần với giá đóng cửa.
  • Hammer (nến búa): thân nến ngắn, bóng nến dưới dài
  • Inverted hammer (nến búa ngược): thân nến ngắn, bóng nến trên dài

Mô hình 2 nến thường gặp

  • Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng): báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng.
  • Bearish Engulfing (nến nhấn chìm giảm): báo hiệu sự đảo chiều từ tăng sang giảm.
  • Tweezer Bottom (đáy nhíp):  thường xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng giảm giá. Nếu xuất hiện trong một xu hướng giảm thì đây có thể là dấu hiệu của một xu hướng đảo chiều tăng.
  • Tweezer Top (đỉnh nhíp): gồm 2 nến đảo chiều giảm, thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá.
  • Shooting star (bắn sao): Thường xuất hiện sau một đợt xu hướng tăng và được xem là một tín hiệu cho thấy xu hướng đã đạt đỉnh.

Mô hình 3-5 cây nến thường gặp

  • Morning Star:  là mô hình cụm 3 nến đảo chiều tại đáy.
  • Evening Star (sao ban chiều): là mô hình nến đảo chiều tại đỉnh, gồm 3 nến. Mô hình nến Evening Star cho biết giá có khả năng giảm dần.
  • Rising Three Methods (tăng giá 3 bước): Mô hình nến tiếp diễn tăng giá 3 bước bao gồm 5 nến.
  • Falling Three Method ( giảm giá 3 bước ): Mô hình nến tiếp diễn giảm giá 3 bước bao gồm 5 nến.
  • Gap tăng Tasuki: Mô hình nến gap tăng Tasuki là mô hình giá tiếp diễn khi xu hướng tăng.

Nến trong chứng khoán là khái niệm cơ bản trong chứng khoán cũng như phân tích kỹ thuật. Để có thể giao dịch hiệu quả, nhà đầu tư nên kết hợp tin tức cùng các mô hình nến và các công cụ kĩ thuật khác. Việc kết hợp sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều, nhận định xu hướng giá một cách chính xác hơn. Tuy nhiên việc áp dụng cần nhiều thời gian thực hành và học hỏi từ môi trường thực tế cũng như kinh nghiệm từ các nhà đầu tư, nhà phân tích chuyên nghiệp

Xem thêm: các mô hình nến nhật cơ bản (loại 1 nến)

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin đăng ký tư vấn thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.