Giá ngô có thể sẽ ghi nhận phiên suy yếu thứ tư liên tiếp

Giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 12 đã giảm nhẹ trong phiên sáng nay, tiếp nối đà giảm của phiên hôm qua khi phá vỡ vùng giá hỗ trợ 473.

Tin tức – Phân tích kỹ thuật ngô

Giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 12 đã giảm nhẹ trong phiên sáng nay, tiếp nối đà giảm của phiên hôm qua khi phá vỡ vùng giá hỗ trợ 473. Yếu tố đè nặng lên giá ngô thời điểm hiện tại vẫn tiếp tục là các thông tin liên quan đến nguồn cung, khi mà giá gần như liên tục suy yếu sau báo cáo Cung – cầu tuần trước.

Tại Mỹ, đúng với dự đoán của thị trường trước đó, chất lượng vụ ngô được đánh giá tốt – tuyệt vời giảm 1% so với tuần trước đó còn 51% trong tuần kết thúc vào ngày 17/09, mức thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tiến độ thu hoạch ngô của Mỹ trong tuần trước đạt 9% diện tích dự kiến, chậm hơn 1 chút so với kỳ vọng nhưng đã tăng 4% so với một tuần trước đó và cao hơn mức 7% trung bình 5 năm. Những số liệu trên đã phản ánh tình trạng khô ráo và nắng nóng gần đây đã ảnh hưởng đến năng suất tiềm năng, đồng thời thời thúc đẩy cây trồng trưởng thành nhanh hơn. Về lý thuyết, đây sẽ là yếu tố tác động “bullish” đến giá, tuy nhiên lo ngại nguồn cung tại Mỹ đã được xoa dịu bởi dự báo sản lượng đạt mức cao thứ hai kỷ lục của USDA. Vì vậy, báo cáo Crop Progress sáng nay chỉ có tác động hạn chế đến đà giảm của giá.

Trong khi đó, với sản lượng thu hoạch dồi dào, Brazil vẫn đang cho thấy tốc độ xuất khẩu ngô duy trì tích cực từ quý II năm nay, đồng thời gây sức ép mạnh đến giá của loại ngũ cốc này. Ban Thư ký Ngoại thương Brazil (Secex) mới đây báo cáo số liệu xuất khẩu trung bình hàng ngày của ngô đã đạt 442.000 tấn tính đến tuần thứ 3 của tháng 9, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Với nhu cầu chính vẫn là Trung Quốc, điểm đến của 25% lượng ngô Brazil xuất khẩu trong tháng 8, quốc gia Nam Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục đạt mức kỷ lục mới trong tháng này. Cùng với việc giá ngô Brazil trên thị trường thế giới hiện tại đang hấp dẫn hơn giá ngô Mỹ, hoạt động bán hàng được đẩy mạnh đến cho đến cuối năm của Brazil sẽ là yếu tố “bearish” rất lớn tới giá CBOT trong trung hạn.

BIỂU ĐỒ GIÁ NGÔ THÁNG 12 (ZCEZ23) – KHUNG D1

bieu do ngo 1909

Nhận định: Sau báo cáo Cung – cầu tháng 9, thị trường ngô đang nghiêng sang phía bên bán do triển vọng nguồn cung gia tăng tại Mỹ. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay, khi giá tiến sát lại vùng đáy trước ở 473 cũng là hỗ trợ khá quan trọng thì có thể sẽ trải qua một nhịp hồi phục ngắn. 

Tin tức – Phân tích kỹ thuật lúa mì

Mở cửa phiên giao dịch ngày 19/09, giá lúa mì dẫn dắt đà giảm của nhóm nông sản và tiếp tục suy yếu xuống vùng giá thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Mặc dù nguồn cung lúa mì toàn cầu thắt chặt hơn là yếu tố gây ra bất ngờ với thị trường kể từ sau báo cáo Cung – cầu tháng 9 được USDA công bố vào tuần trước nhưng lực bán đã được thúc đẩy trở lại. Định hướng mở rộng sản xuất ngũ cốc, đại diện là lúa mì của tổng thống Putin cho nước Nga khiến áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm đến từ các khu vực sản xuất lớn khác gia tăng đã xoa dịu mối lo ngại về tình hình mùa vụ đang gặp phải bất lợi.

Tình hình xuất khẩu ở Biển Đen vẫn đang là mối quan tâm của thị trường trong giai đoạn này nhưng đây lại là yếu tố thiên về bên bán. Bộ Kinh tế Ukraine cho biết Kiev đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với Ba Lan, Hungary và Slovakia về các lệnh cấm xuất khẩu nông sản từ Ukraine. Cơ quan này cho biết Ukraine coi những hạn chế như vậy là vi phạm nghĩa vụ quốc tế của các nước EU. Ba nước này đã công bố các lệnh cấm riêng đối với việc nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào thứ Sáu tuần trước sau khi Ủy ban châu Âu quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu vào 5 quốc gia thành viên EU láng giềng với Ukraine. Việc hạn chế nhập khẩu lúa mì của Ukraine là động thái hạn chế việc nguồn cung giá rẻ đổ vào châu Âu và gây áp lực tới giá lúa mì quốc tế. Chính vì thế nên mặc dù tranh cãi vẫn đang tiếp diễn nhưng rủi ro nguồn cung giá rẻ từ Ukraine được nối lại xuất khẩu vẫn là yếu tố tạo sức ép tới giá.

Bên cạnh đó, quốc gia được đánh giá có ảnh hưởng nhất tới nguồn cung lúa mì thế giới là Nga vẫn đang ghi nhận mức giá lúa mì xuất khẩu sụt giảm trong giai đoạn gần đây và tạo áp lực trung hạn tới giá lúa mì. Cụ thể, giá FOB đối với lúa mì chứa 12,5% protein tại các cảng trên Biển Đen của Nga ở mức 235 USD/tấn trong tuần trước, giảm so với mức 240 USD/tấn một tuần trước đó.

BIỂU ĐỒ GIÁ LÚA MÌ THÁNG 12 (ZWAZ23) – KHUNG D1

bieu do lua mi 1909

Nhận định: Giá lúa mì đang quay trở lại xu hướng giảm mạnh bất chấp các số liệu phản ánh nguồn cung thiệt hại tại các nước sản xuất lớn. Hoạt động xuất khẩu của Nga cùng với động thái của Ukraine sẽ củng cố lực bán và khiến giá có thể suy yếu xuống vùng 570 trong phiên hôm nay. 

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.