chuc nang hop dong tuong lai

Trong bối cảnh ngành tài chính, hợp đồng tương lai thường có một số chức năng sau:

Bảo đảm và quản lý rủi ro

Có thể sử dụng hợp đồng tương lai để giảm tối đa rủi ro.

Ví dụ: Người nông dân có thể bán hợp đồng tương lai cho các sản phẩm của mình để đảm bảo họ bán được các sản phẩm ở một mức giá nhất định trong tương lai, bất chấp các sự kiện bất lợi và biến động của thị trường. Hoặc một nhà đầu tư Nhật Bản sở hữu Kho bạc Hoa Kỳ có thể các hợp đồng tương lai JPYUSD với số tiền bằng với khoản thanh toán trái phiếu hàng quý (lãi suất) như một cách để cố định giá trị của trái phiếu bằng đồng JPY tại một tỉ giá được xác định trước. Bằng cách đó, nhà đầu tư có được sự bảo đảm trước các rủi ro thiệt hại do biến động của đồng USD.

Đòn bẩy

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy. Do các hợp đồng được thanh toán vào ngày hết hạn, các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của họ. Ví dụ, với tỷ lệ đòn bẩy 3:1, các nhà giao dịch ở tại một vị thế cao hơn gấp hơn ba lần so với số dư tài khoản giao dịch của họ.

Giảm thiểu rủi ro

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với tài sản. Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai mà không sở hữu tài sản cơ bản, tình huống này thường được gọi là “vị thế trần”.

Đa dạng tài sản

Nhà đầu tư có thể giảm rủi ro với các tài sản khó giao dịch tại chỗ. Các hàng hóa như xăng dầu thường đòi hỏi chi phí vận chuyển và chi phí lưu trữ cao, tuy nhiên bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau mà không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch.

Phát hiện giá

Thị trường tương lai giống như cửa hàng một điểm đến, tại đó người bán và người mua có thể thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản chẳng hạn như hàng hóa (tức là cung và cầu gặp nhau). Ví dụ, có thể xác định được giá dầu trong thị trường tương lai dựa trên các nhu cầu theo thời gian thực trên thị trường tương lai, thay vì thông qua các tương tác giữa người bán và người mua tại một trạm xăng. Trên hết, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn, cho phép minh bạch hơn về giá.

CƠ CHẾ THANH TOÁN

Ngày hết hạn của hợp đồng tương lai là ngày cuối cùng của hoạt động giao dịch cho hợp đồng cụ thể đó. Sau đó, việc giao dịch bị tạm dừng và các hợp đồng được thanh toán. Có hai cơ chế chính để thanh toán hợp đồng tương lai:

  • Thanh toán bằng tài sản: tài sản cơ bản được trao đổi ở một mức giá được xác định trước đã được thỏa thuận giữa hai bên. Bên bán (đoản vị) có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua (trường vị).
  • Thanh toán bằng tiền mặt: Thay vào đó, bên mua thanh toán cho bên bán một số tiền phản ánh giá trị tài sản hiện tại. Một ví dụ điển hình của hợp đồng tương lai thanh toán bằng tiền mặt là các hợp đồng tương lai của mặt hàng dầu, trong đó tiền được trao đổi thay vì các thùng dầu, vì việc trao đổi hàng nghìn thùng dầu sẽ rất phức tạp. 

Hợp đồng tương lai thanh toán bằng tiền mặt thuận tiện hơn, bởi vậy chúng phổ biến hơn các hợp đồng thanh toán bằng tài sản, kể cả khi đối tượng giao dịch là các chứng khoán tài chính thanh khoản hoặc các công cụ thu nhập cố định, mà việc chuyển nhượng quyền sở hữu có thể được thực hiện khác nhanh chóng (ít nhất là so với tài sản vật lý như các thùng dầu).

VMEX tổng hợp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email