Chứng khoán tương lai Mỹ là gì? Tổng quan thị trường

Chứng khoán tương lai Mỹ được hiểu chính xác là hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán Mỹ, cung cấp cho các nhà đầu tư quyền và nghĩa vụ thanh toán bằng tiền mặt cho các hợp đồng dựa trên một tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận. Trừ khi hợp đồng chưa được ký kết trước khi hết hạn thông qua giao dịch bù trừ, nhà giao dịch có nghĩa vụ giao giá trị tiền mặt khi hết hạn.

Chứng khoán tương lai Mỹ là gì 

Chứng khoán tương lai Mỹ được hiểu chính xác là hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán Mỹ, cho phép các nhà giao dịch mua/bán một hợp đồng phái sinh có tài sản cơ sở là chỉ số tài chính. 

Các nhà giao dịch sử dụng các hợp đồng phái sinh này kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán biến động  các chỉ số chứng khoán, chẳng hạn như S&P 500 hay Dow Jones (DJIA). Ngoài ra hợp đồng tương lai chỉ số cũng được sử dụng để bảo vệ các vị thế vốn chủ sở hữu của họ khỏi bị thua lỗ.

Tổng quan về chứng khoán phái sinh Mỹ

tổng quan về chứng khoán phái sinh Mỹ

Thị trường phái sinh của Hoa Kỳ đã có hơn 170 năm lịch sử, Chicago Mercantile Exchange (CME) ra đời vào năm 1898 và sau đó là một loạt các hợp đồng tương lai và quyền chọn liên tiếp được lưu hành trên khắp nước Mỹ. Năm 1948 được đánh dấu bằng sự ra đời của thị trường hàng hóa tương lai của Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT). 

Thị trường chứng khoán phái sinh của Mỹ có các tài sản cơ sở là sản phẩm chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ, và các hợp đồng phái sinh khác.

Các loại hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán phái sinh Mỹ

Các  hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Mỹ hiện được niêm yết và giao dịch tại hai sở giao dịch, bao gồm Chicago Mercantile Exchange (CBOT) và Chicago Mercantile Exchange  (CME). Bao gồm các loại hợp đồng sau:

  • E-mini Dow Jones
  • Micro E-mini Dow Jones
  • E-mini S&P 500
  • Micro E-mini S&P 500
  • E-mini Nasdaq-100
  • Micro E-mini Nasdaq-100

    Các loại chứng khoán tương lai Mỹ
    Các loại chứng khoán tương lai Mỹ

Thời gian giao dịch của chứng khoán phái sinh Mỹ 

Không giống như thị trường chứng khoán truyền thống, hợp đồng tương lai có thể được giao dịch linh hoạt 6 ngày một tuần.

Giờ giao dịch của bao gồm: 8:30 sáng – 3:00 chiều; giao dịch tạm dừng từ 3:15 chiều – 3:30 chiều; CME Globex Trading tiếp tục hoạt động từ 3:30 chiều đến 4:15 chiều; Giao dịch tiếp tục trên CME Globex 5:00 chiều – 8:30 sáng

Ưu điểm hợp đồng tương lai chỉ s

  • Bảo vệ sự sụt giảm của các khoản nắm giữ tương tự
  • Tài khoản ký quỹ chỉ yêu cầu một phần nhỏ giá trị của hợp đồng
  • Cho phép đầu cơ về biến động giá của chỉ số
  • Dễ theo dõi và quản trị hơn so với các cổ phiếu nhỏ lẻ

Nhược điểm hợp đồng tương lai chỉ số

  • Là dạng sản phẩm phái sinh cho phép sử dụng đòn bẩy nên rủi ro là rất lớn nếu sai xu hướng
  • Có mức duy trì ký quỹ, nếu tài khoản sụt giảm dưới mức duy trì, nhà đầu tư được yêu cầu bổ sung thêm ký quỹ

So sánh chứng khoán tương lai Mỹ với Hợp đồng tương lai hàng hóa

Về bản chất, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ ( chứng khoán tương lai Mỹ)  và  hợp đồng tương lai hàng hóa đều là các sản phẩm phái sinh. Mặc dù có tài sản cơ sở khác nhau nhưng cách thức giao dịch khá tương đồng khi đều cho phép mua hoặc bán tài sản cơ sở  với mức giá đã thỏa thuận vào một ngày trong tương lai.

Tuy nhiên, đến ngày giao hàng, các hợp đồng hàng hoá thường được trao đổi lấy các hàng hóa hữu hình như bông, đậu nành, đường, dầu thô, vàng trong khi chứng khoán tương lai lại hoàn toàn khác, chỉ áp dụng thanh toán bằng tiền mặt. 

Hợp đồng tương lai hàng hóa còn được sử dụng như một cách để tự bảo vệ hoặc đầu cơ giá của hàng hóa cơ bản. Các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng tương lai hàng hóa để chốt giá các nguyên liệu thô mà họ cần cho sản xuất.

Không giống như hợp đồng tương lai chỉ sốđược thanh toán bằng tiền mặt, những người nắm giữ vị thế của hợp đồng tương lai hàng hóa sẽ cần phải giao hàng thực tế nếu vị thế chưa được đóng trước khi đến hạn.

Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì

Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa phái sinh tại VMEX

Hiện tại, ở Việt Nam, kênh đầu tư hàng hóa phái sinh đã được quản lý bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, chính thức hoạt động vào vào tháng 7/2018 theo nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép liên thông với quốc tế và nhà đầu tư cá nhân được tham gia thị trường. 

Hàng hóa phái sinh (Commodity Derivative) là công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở là hàng hóa, nguyên liệu thô như: nông sản, năng lượng, kim loại, …. Hình thức giao dịch hàng hoá dựa theo các chỉ số về giá thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sở giao dịch hàng hóa liên thông

Công cụ tài chính phái sinh dạng hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Xem thêm:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email