Trên thị trường tài chính hiện nay, Đầu Tư Hàng Hóa đang là một kênh đầu tư đầy tiềm năng và Dầu Thô hiện là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu khi có thanh khoản và biến động tốt. Ngoài ra, dầu thô còn có tác động mạnh đối với nền kinh tế toàn cầu chính vì vậy mà mặt hàng này đã được giao dịch nhiều trên các nền tảng khác nhau. Để giúp quý nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về dầu thô cũng như có thể lựa chọn một nơi đầu tư dầu thô online hợp pháp hãy cùng VMEX tham khảo qua bài viết sau đây nhé.

Loại dầu nào được đầu tư online?

Hiện trên thế giới có hơn 160 loại dầu thô khác nhau và có 2 loại dầu thô được đầu tư phổ biến nhất tại thị trường hàng hóa là dầu Brent và dầu WTI.

Dầu WTI

Dầu WTI (OIL. WTI) – West Texas Intermediate, được khai thác tại Texas, Mỹ. Do hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,24%, Dầu WTI được gọi là dầu ngọt và nhẹ vì nó có độ đặc thấp. Dầu WTI là tài sản cơ bản cho các hợp đồng tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX).

Loại dầu này được vận chuyển bằng đường ống với phía vận chuyển tương đối cao.

Dầu Brent

Dầu thô Brent chỉ những loại dầu được khai thác từ các mỏ khu vực Biển Bắc, là một tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu và châu Á, tập hợp của 15 loại dầu sản xuất theo các khối Na Uy và Scotland gồm Brent, Ekofisk, Oseberg và Forties. Dầu WTI là tài sản cơ bản cho các hợp đồng tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa ICE EU.

Đặc điểm của dầu Brent đó là nhẹ vì mật độ tương đối thấp và ngọt vì hàm lượng lưu huỳnh thấp, khoảng 0,37% lưu huỳnh. Dầu Brent dùng để tính chế dầu diesel, xăng và dầu nhiên liệu chưng cất.

Xem Bảng giá dầu thô WTI

Giao dịch Dầu Thô ở đâu uy tín

Hiện tại, dầu thô được giao dịch rộng khắp trên các nền tảng online, tuy nhiên rất nhiều trường hợp sàn không uy tín dẫn đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Thanh khoản thấp, biến động giá lớn khi có tin tức, không rút được tiền, hoặc quá nhiều loại phí ẩn khác nhau, giá ảo khác giá tại sàn gốc, … chỉ là một trong số ít vấn đề thường gặp khi giao dịch tại các sàn không hợp pháp.

Hiện nay, dầu thô đã được chính thức cấp phép bởi Bộ Công Thương như là một mặt hàng có điều kiện, được phép giao dịch với sự giám sát của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Giao dịch được khớp lệnh trực tiếp tại sàn NYMEX, ICE EU – nơi sản phẩm được niêm yết. Theo thông kê dầu thô đang là một loại hàng hóa nhận được nhiều sự quan tâm và chọn lựa khi khối lượng giao dịch chiếm đa số so với các mặt hàng khác và liên tục tăng trưởng

Tại kênh Giao Dịch Hàng Hóa được quản lý bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức hoạt động vào vào tháng 7/2018 theo nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép liên thông với quốc tế và nhà đầu tư cá nhân được tham gia thị trường.

VMEX tự hào là một trong rất ít thành viên trong số hơn hơn 40 thành viên được MXV cấp phép để giao dịch Dầu Thô/Năng Lượng.

Giao dịch Dầu Thô tại VMEX, Nhà Đầu Tư sẽ :

  • An toàn pháp lý, được cấp phép bởi Bộ Công Thương
  • Cung cấp hợp đồng tiêu chuẩn (lot), mini lot và micro lot
  • Giao dịch 2 chiều, T+0.️
  • KHÔNG phải trả thuế, phí qua đêm (swap), phí nộp – rút tiền
  • Chênh lệch Spread = 0
  • Miễn phí phần mềm giao dịch chuẩn quốc tế CQG

ĐẦU TƯ DẦU THÔ ONLINE

Giao dịch hàng hóa trực tuyến – Thị trường liên thông quốc tế

Tham khảo thêm về thông tin đầu tư dầu thô tại Việt Nam

Các yếu tố tác động giá dầu

Khi tham gia vào thị trường, đặc biệt là khi đầu tư dầu thô online, khi giá của hàng hoá rất dễ biết đổi dựa theo các yếu tố sau:
1. Yếu tố cung – cầu

Quy luật Cung – Cầu thể hiện rõ qua những biến động mạnh không ngừng từ thị trường dầu. Nếu sản xuất vượt quá lượng cầu, giá dầu sẽ giảm xuống và ngược lại. Hiện nay, nhu cầu sử dụng dầu từ các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa không ngừng tăng lên. Để giảm bớt một số tác động của biến động giá cả, lượng dầu dư thường được cất giữ trong nguồn dự trữ và để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Nhu cầu sử dụng dầu từ các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa không ngừng tăng lên.

2. Sự kiểm soát của OPEC

OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (10-14/9/1960). Tổ chức bao gồm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC bao gồm các nước: Algerie, Libya, Nigeria, Angola, Iran, Iraq, Kuwait, Quatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Venezuela, Ecuado. Đây là một tổ chức đa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.

Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài.


3. Bất ổn chính trị

Nếu bất kỳ của các nước sản xuất dầu lớn trải qua các vấn đề bất ổn về chính trị, thị trường sẽ phản ứng bằng cách tăng giá dầu. Trong trường hợp này cũng cho thấy nguồn cung dầu sẽ bị gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Một số bất ổn đã từng xảy ra có thể kể đến như: Chiến tranh Iran và Iraq, Cuộc nội chiến Lybia năm 2011,Chiến tranh Yom Kippur – Lệnh cấm dầu,…

4.Tỷ giá của đồng USD

Giá Dầu Thô luôn có mối liên hệ chặt chẽ với đồng USD, việc giao hàng và định giá đều được tính bằng USD. Nếu giá trị của USD lao dốc, thu nhập thực tế của các sản phẩm dầu được tính bằng USD sẽ giảm, khiến tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ phải tăng giá Dầu Thô như để duy trì sự ổn định tương đối. Theo cách tương tự, nếu đồng USD tăng giá, giá Dầu sẽ giảm.

  • CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX
  • Hotline: 0911 919 356
  • Email: dvkh@vmex.vn
  • Địa chỉ: Tầng 5, 139 Nguyễn Thị Nhung, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email