thi-truong-la-gi

Thị trường là gì? Tại sao lại quan trọng trong nền kinh tế. Nếu bạn đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi trên, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần biết về thị trường và các cơ hội đầu tư tiềm năng.

Tổng quan thị trường

Thị trường là gì

Thị trường (market) là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, buôn bán các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ giữa bên mua và bên bán hay nói cách khác là giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, các yếu tố như cung cầu, giá cả, cạnh tranh và lợi nhuận cũng sẽ được quyết định tại đây.

Thị trường được phân thành 3 loại bao gồm: Thị trường lao động, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính.

Chức năng của thị trường

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có 3 chức năng sau: 

  • Công nhận giá trị sử dụng của hàng hóa: Sự tồn tại và phát triển của hàng hóa hoặc dịch vụ phụ thuộc vào việc có được thị trường chấp nhận hay không. Tức là, sản phẩm, dịch vụ đó chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu được người tiêu dùng chấp nhận mua và đưa ra mức giá hợp lý.
  • Cung cấp thông tin: Là nơi thu thập và cung cấp thông tin tổng quát về quan hệ cung cầu, giá cả, số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, … của hàng hóa.
  • Điều tiết hoạt động sản xuất: Thông qua quá trình thu thập thông tin từ quy luật cung cầu thị trường có khả năng tự điều tiết, kích thích hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất, tiêu dùng.  

Đặc điểm chính của thị trường là gì

Trong xã hội hiện đại, thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về thị trường chúng ta cần tìm hiểu về đặc điểm chính ngay sau đây: 

  • Đa dạng: Nơi tập trung của nhiều loại sản phẩm khác nhau từ hàng hóa đến dịch vụ …
  • Cạnh tranh: Hoạt động kinh doanh đòi hỏi sự đua tranh giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp về giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. 
  • Không có tính ổn định lâu dài: Là “nơi” luôn vận động thay đổi một cách nhanh chóng theo thời gian.   
  • Không bị giới hạn không gian và thời gian: Linh hoạt, không giới hạn địa lý, có sự liên kết bao gồm khu vực rộng lớn tùy thuộc vào lượng cung cầu của hàng hóa dịch vụ. 

Các thị trường tài chính phổ biến

Thị trường tài chính nơi cho phép mọi người có thể giao dịch các loại tài sản tài chính như: cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ hoạt động kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, sàn giao dịch này có tính thanh khoản cao giúp việc mua bán được thực hiện một cách dễ nhàng và nhanh chóng. Dưới đây là một vài thị trường tài chính phổ biến.

Thị trường tiền tệ

Nơi giao dịch của các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau, với sự tham gia của nhiều đối tượng như: chính phủ, nhà đầu tư, ngân hàng, người tiêu dùng và một số đối tượng khác. Thị trường này rủi ro cao đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn cao để quản lý rủi ro.

Thị trường chứng khoán

Là sàn giao dịch đã trở nên quen thuộc với nhiều người nơi diễn ra hoạt động mua bán cổ phiếu của các công ty trên sàn chứng khoán. Hiện nay kênh đầu tư này đang chứng kiến nhiều biến động. 

Thị trường hàng hóa

Là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và nguyên liệu thô như năng lượng, nông sản, nguyên liệu, kim loại. Thị trường hàng hóa bên cạnh là công cụ giúp người nông dân và doanh nghiệp phòng vệ rủi ro còn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay.   

TÌM HIỂU VỀ ĐẦU TƯ HÀNG HÓA

 Kênh đầu tư HỢP PHÁP được cấp phép giao dịch tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa tại Việt Nam

Đối tượng tham gia trên thị trường hàng hóa

Đầu tư hàng hóa phái sinh cho phép nhiều đối tượng tham gia chỉ cần phù hợp với nhu cầu và mục đích nhà đầu tư. Có thể kể đến một số đối tượng chính sau đây: 

  • Người bảo hiểm giá (Hedger): Có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở. Sử dụng phái sinh hàng hóa làm công cụ để phòng vệ rủi ro từ biến động giá.
  • Người đầu cơ (Speculator): Không có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở. Mua bán các hợp đồng phái sinh hàng hóa nhằm thu về lợi nhuận từ sự biến động giá. 
  • Người kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrager): Thực hiện các chiến lược kinh doanh chênh lệch giá giữa các loại hàng hóa khác nhau, tại các thời điểm khác nhau hoặc các kỳ hạn khác nhau

Sản phẩm giao dịch trong thị trường hàng hóa

Có nhiều loại hàng hóa được phép giao dịch được chia thành 4 nhóm chính, bao gồm: 

Nông sản: Lúa mì, đậu tương, ngô, gạo, …

Kim loại: Bạch kim, đồng, quặng sắt, nhôm, bạc, …

Năng lượng:  Dầu thô WTI, khí tự nhiên, dầu brent, …

Nguyên liệu: Cà phê robusta, cà phê arabica, cacao, bông, …

san-pham-giao-dich-tren-thi-truong
Sản phẩm giao dịch trên thị trường hàng hóa

Trong đó nông sản và năng lượng là hai nhóm sản phẩm được nhà đầu tư quan tâm và có khối lượng giao dịch nhiều nhất hiện nay. Đây đều là các mặt hàng thiết yếu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và có nhiều biến động về giá. 

Cơ hội đầu tư trên thị trường hàng hóa

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều kênh đầu tư tài chính mới. Trong đó, thị trường hàng hóa nổi lên như một kênh đầu tư tiềm năng và ngày càng được nhiều người biết tới.   

Trong khi thị trường chứng khoán và bất động sản trở nên ảm đạm thì thị trường hàng hóa việt nam lại duy trì tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và có dấu hiệu bước sang giai đoạn mở rộng với quy mô không ngừng phát triển. 

Theo số liệu thống kê của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) khối lượng giao dịch tăng trưởng 36% so với năm 2021. Giá trị giao dịch trung bình đạt 5.000 tỷ đồng thậm chí có ngày đạt kỷ lục 10.000 tỷ đồng. Với hơn 22.000 tài khoản đang hoạt động, tài khoản mở mới mỗi năm là hơn 4.000 con số này được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. 

Thời gian giao dịch hấp dẫn T+0 giúp nhà đầu tư mua bán ngay lập tức mà không cần chờ tới ngày giao dịch kế tiếp giúp giảm rủi ro cho người tham gia. Hoạt động bán khống cũng cho phép nhà đầu tư có lợi nhuận ngay cả khi giá giảm.

Nhận thấy được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển vượt bậc của thị trường hàng hóa trong tương lai. Chính phủ và các nhà hoạch định kinh tế đã dành sự quan tâm đặc biệt, khuyến khích sự tham gia đầu tư vào kênh hàng hóa.

Tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa như thế nào

Lựa chọn công ty

Thị trường hàng hóa đang phát triển mạnh đem đến nhiều cơ hội cho mọi người. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách mở tài khoản giao dịch. Thực tế là việc mở tài khoản được thực hiện bởi các công ty thành viên của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV). Vì vậy lựa chọn một công ty thành viên có đủ năng lực chuyên môn, uy tín sẽ giúp bạn tránh rủi ro về lừa đảo và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. 

Giao dịch phái sinh hàng hóa uy tín tại VMEX

VMEX tự hào là công ty thành viên kinh doanh hàng đầu của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam được cấp phép giao và bảo lãnh giao dịch sản phẩm hàng hóa phái sinh. Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, tin tức hàng hóa được cập nhật nhanh chóng đầy sớm nhất thị trường. Hỗ trợ khách hàng 24/7 cùng những nhận định chính xác về thị trường hàng hóa, VMEX sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường đầu tư của bạn. 

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về “thị trường là gì” cũng như cơ hội tham gia thị trường hàng hóa đầy tiềm năng. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư. 

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin đăng ký tư vấn thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.