Đậu tương (Mã hàng hóa: ZSE/ XB) là một trong số các sản phẩm nông sản được giao dịch phổ biến trên sàn CBOT của Hoa Kỳ, cũng như thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu giao dịch vẫn chưa biết về các thông tin cơ bản của đậu tương, yếu tố tác động lên giá đậu tương và các phụ phẩm như dầu đậu tương, khô đậu tương. Hôm nay, hãy cùng VMEX tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này.

Đậu tương được trồng như thế nào?

Cây đậu tương phát triển được ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Nông dân bắt đầu gieo hạt thành hàng, sau đó, từ 4 đến 7 ngày, đậu tương sẽ nảy mầm. Mùa vụ trồng đậu tương ở Mỹ từ tháng 5 đến tháng 6 và thời gian thu hoạch là từ tháng 9 khi cây đậu tương rụng lá.

Các nước trồng đậu tương nhiều nhất?

Mỹ là nước trồng đậu tương nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 nguồn cung đậu tương toàn cầu. Brazil và Argentina lần lượt là nước trồng nhiều đậu tương lớn thứ 2 và thứ 3 trên thế giới.

Tổng cộng 3 nước này chiếm khoảng 80% nguồn cung đậu tương toàn cầu. Ngoài ra, cũng còn một số nước khác cũng trồng đậu tương như Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Canada, Mexico và các nước Châu Âu.

Các nước xuất – nhập khẩu đậu tương nhiều nhất?

Why Soybeans Are at the Heart of the U.S.-China Trade War
Nguồn: Rabobank

Những nước xuất khẩu đậu tương trên thế giới chủ yếu là Mỹ và Brazil, mỗi nước xuất khẩu đến hơn nửa sản lượng đậu tương thu hoạch mỗi năm.

Những nước nhập khẩu đậu tương nhiều trên thế giới phải kể đến như Trung Quốc, EU, Mexico và Nhật Bản.

Ba công dụng chính của đậu tương?

Soybean meal | Feedipedia
Đậu tương – Dầu đậu tương – Khô đậu tương

Đậu tương chứa khoảng 18% dầu, 1 giạ đậu tương nặng 60 pound sẽ tinh chế được khoảng 11 pound dầu đậu tương và 47 pound bột đậu tương/ khô đậu tương.

Dầu đậu tương (Mã hàng hóa: ZLE): được sử dụng như một thành phần trong các sản phẩm như bơ thực vật & mayonnaise. Nhiều loại bánh mì, bánh quy giòn, bánh quy nướng cũng chứa dầu đậu tương. Ngoài ra, các nhà sản xuất dầu diesel sinh học cũng mua dầu đậu tương và sử dụng để làm nhiên liệu sinh học pha chế.

Khô đậu tương (Mã hàng hóa: ZME): Khô đậu tương sau khi tinh chế dầu có thể được nướng và làm thức ăn cho gia súc gia cầm.

Ngoài ra, Đậu tương còn được sử dụng trong các sản phẩm khác như: ván dăm, ván ép nhiều lớp và các sản phẩm gỗ hay dung môi và chất bôi trơn cho công nghiệp.

Việc hiểu được chuỗi giá trị của đậu tương, cũng như sản lượng đậu tương được phân bổ trên thế giới, sẽ giúp nhà sản xuất và nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng kỳ hạn đậu tương hiệu quả hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tương?

Giá đậu tương thường có tương quan với giá các loại ngũ cốc khác như ngôlúa mì. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế và thương mại cũng làm thay đổi và ảnh hưởng đến giá đậu tương như:

  • Tin tức về thời tiết, mùa vụ
  • Đồng USD tương quan với các đồng tiền khác
  • Nhu cầu tiêu thụ đậu tương
  • Tình hình xuất khẩu/ giao hàng/ tồn kho
  • Giá dầu đậu tương và khô đậu tương
  • Các sản phẩm thay thế/ Trợ cấp ethanol

Chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng lên giá đậu tương có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

Lựa chọn hợp đồng kỳ hạn Đậu tương để giao dịch?

Qua phân tích có thể thấy, đậu tương là loại ngũ cốc phổ biến thứ hai trên thế giới sau ngô. Do đó, hợp đồng kỳ hạn của đậu tương và các phụ phẩm từ đậu tương trên thị trường giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch rất lớn trên thế giới và tại Việt Nam.

Lựa chọn mã hàng hóa này để giao dịch, nhà đầu tư VMEX yên tâm về tính thanh khoản và độ minh bạch của thị trường.

Ngoài lợi thế về tính thanh khoản, Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn đậu tương còn được ưa thích vì mức ký quỹ yêu cầu thấp (đối với hợp đồng Đậu tương mini – XB) và lợi nhuận trên 1 bước giá cao (đối với hợp đồng Đậu tương tiêu chuẩn – ZSE), cơ hội kiếm lợi nhuận cao dựa trên biến động giá thị trường.

Để biết thêm thông tin chi tiết về mức ký quỹ và bước giá của từng hợp đồng kỳ hạn đậu tương, tham khảo đặc tả hợp đồng TẠI ĐÂYLIÊN HỆ với đội ngũ tư vấn của VMEX trước khi bắt đầu giao dịch.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email