Tương lai trí tuệ nhân tạo và bán dẫn – Xu hướng 2025 & dự báo mới nhất

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn đang trở thành những yếu tố quan trọng định hình tương lai kinh tế toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của AI không thể thiếu sự hỗ trợ từ các con chip bán dẫn tiên tiến. Điều này không chỉ mở ra những cơ hội lớn trong ngành công nghệ mà còn tác động sâu sắc đến thị trường giao dịch hàng hóa. Vậy, tương lai của trí tuệ nhân tạo và bán dẫn sẽ mang lại những gì cho nhà đầu tư trên thị trường này?

Ngành Bán Dẫn – Cơ Hội Đưa Việt Nam Vào Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu

Ngành bán dẫn được ví như “trái tim” của công nghiệp điện tử, đóng vai trò quan trọng trong công nghệ hiện đại. Vi mạch bán dẫn hiện diện trong mọi thiết bị từ điện thoại, máy tính, ô tô đến AI. Dự báo, ngành này sẽ đạt 624 tỷ USD năm 2024 và có thể cán mốc nghìn tỷ USD vào 2030.

Dù đi sau, Việt Nam có cơ hội lớn tham gia chuỗi cung ứng nhờ vị trí ổn định, nhân lực trẻ và chính sách ưu đãi như Nghị quyết 124/NQ-CP hay ưu đãi thuế 30 năm. Từ 2004, các “ông lớn” Renesas, Intel, Synopsys… đã đầu tư vào Việt Nam, nâng số doanh nghiệp FDI lên khoảng 40. Đến 2024, FPT Semiconductor và Viettel tham gia, góp phần vào mức tăng trưởng dự báo hơn 6% giai đoạn 2022-2027.

Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng. Chuyến thăm của SIA, Chủ tịch Nvidia Jesen Huang và các khóa đào tạo vi mạch quốc tế là minh chứng cho sự hợp tác và phát triển nhân lực chất lượng cao.

AI – Động Lực Thúc Đẩy Tự Động Hóa Và Hiệu Suất Kinh Tế

AI đang trở thành một trong những công nghệ mang lại tác động mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế toàn cầu. Từ năm 2012, khi Google phát triển thành công hệ thống DeepMind, AI đã có bước nhảy vọt và được ứng dụng rộng rãi trong y tế, giáo dục, kinh doanh và sản xuất. Đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy sự bùng nổ của AI, với các hệ thống học máy giúp tự động hóa quy trình làm việc, tối ưu hóa quyết định kinh doanh và nâng cao năng suất lao động.

Theo dự báo của IBM, AI sẽ là xu hướng công nghệ hàng đầu năm 2024 và có thể đóng góp tới 16.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Riêng tại Việt Nam, thị trường AI tạo sinh được dự đoán sẽ đạt 100,2 triệu USD trong năm nay.

Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận ra tầm quan trọng của AI và ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 theo Quyết định số 127/QĐ-TTg. Nhờ đó, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5/10 trong khu vực ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI, theo báo cáo của Oxford Insights đầu năm 2024.

Giám đốc Chính sách Công khu vực Đông Nam Á của Meta, ông Rafael Frankel, đánh giá: “Trong tương lai, Việt Nam sẽ trở thành một con rồng về AI, thúc đẩy ngành công nghiệp AI ở khu vực Đông Nam Á.”

Sự Kết Hợp Giữa Trí Tuệ Nhân Tạo Và Bán Dẫn – Động Lực Phát Triển Công Nghệ Toàn Cầu

Sự phát triển của AI đang tạo ra nhu cầu rất lớn đối với chip bán dẫn chuyên dụng. Nvidia, công ty hàng đầu trong lĩnh vực chip AI, đã có doanh thu vượt mặt Samsung, Intel và TSMC trong năm 2024 nhờ sự bùng nổ của AI.

Vào ngày 18/03/2024, Nvidia công bố chip AI Blackwell B200, một “siêu chip” có khả năng xử lý 20 triệu tỷ phép tính/giây và chứa 208 tỷ bóng bán dẫn. Sự ra đời của những dòng chip AI mạnh mẽ như vậy đang thay đổi cách AI vận hành, mở ra nhiều cơ hội mới cho các công ty khởi nghiệp cũng như các tập đoàn công nghệ lớn.

Mối liên kết chặt chẽ giữa AI và bán dẫn không chỉ giúp thúc đẩy hiệu suất của AI mà còn làm tăng giá trị của ngành bán dẫn. Việt Nam, với tham vọng phát triển cả hai lĩnh vực này, đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một trung tâm công nghệ quan trọng trong khu vực.

Tương lai trí tuệ nhân tạo và bán dẫn: Cơ hội và thách thức trên thị trường giao dịch hàng hóa

Sự bùng nổ của AI và ngành bán dẫn đang làm thay đổi thị trường hàng hóa, khi nhu cầu về các kim loại quan trọng như đồng, bạc, bạch kim và palladium ngày càng tăng.

Đồng là vật liệu không thể thiếu trong dây dẫn và bảng mạch in, giúp đảm bảo hiệu suất của các trung tâm dữ liệu và hệ thống điện toán đám mây. Trong khi đó, bạc đóng vai trò quan trọng trong vi mạch và tấm năng lượng mặt trời, còn bạch kim và palladium lại cần thiết cho sản xuất linh kiện điện tử cao cấp.

Khi sản xuất chip mở rộng, giá các kim loại này có xu hướng tăng, tạo cơ hội lớn cho thị trường giao dịch hàng hóa, nhưng cũng đặt ra thách thức về nguồn cung và rủi ro biến động do căng thẳng thương mại và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Xem thêm về Các sản phẩm kim loại giao dịch tại VMEX

Việt Nam và cơ hội trong chuỗi cung ứng kim loại bán dẫn

Việt Nam sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn và đang thu hút đầu tư vào chế tạo linh kiện bán dẫn. Tuy chưa phải trung tâm khai thác các kim loại như đồng, bạc hay bạch kim, Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt nếu đẩy mạnh hợp tác khai khoáng và luyện kim với các đối tác quốc tế.

Sự phát triển của AI và ngành bán dẫn đang tái định hình thị trường giao dịch hàng hóa, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn nhưng cũng đi kèm với rủi ro biến động giá. Nhà đầu tư cần theo dõi sát xu hướng thị trường và chính sách công nghệ để có chiến lược phù hợp.

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.