Giao dịch phái sinh là gì? Khác biệt giữa các loại giao dịch phái sinh

Trong một vài năm gần đây, giao dịch phái sinh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch. Đây là một kênh đầu tư nhiều tiềm năng nhưng cũng kèm theo rủi ro như bất kỳ hình thức đầu tư nào khác. Người tham gia cần hiểu rõ về cách thức và đặc điểm của giao dịch phái sinh này để lập chiến lược hợp lý.

Phái sinh là gì?

Phái sinh là một công cụ giao dịch tài chính (derivative) là một dạng hợp đồng dựa trên giá của các tài sản cơ sở khác nhau như tài sản, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu. Công cụ phái sinh được sử dụng với những mục đích khác nhau bao gồm: phòng vệ, đầu cơ, đầu tư chênh lệch giá.

Giao dịch phái sinh là gì?

Phái sinh là hợp đồng có sự tham gia giữa hai hoặc nhiều bên, giá trị hợp đồng dựa trên một tài sản tài chính cơ bản theo thỏa thuận (có thể là hàng hóa  hoặc một mã chứng khoán cụ thể). Giao dịch phái sinh tức là các nhà đầu tư không giao dịch trực tiếp tài sản tài chính mà họ sẽ thực hiện giao dịch thông qua hợp đồng hợp đồng với giá trị được xác định bằng tài sản tài chính đó.

Ở hình thức thông thường nhà đầu tư sẽ giao dịch trực tiếp với các công cụ cơ bản gồm trái phiếu, lãi suất, cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, chỉ số thị trường… Trong khi đó ở giao dịch chứng khoán phái sinh, công cụ là các loại hợp đồng như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và chứng quyền.

Giao dịch phái sinh trong chứng khoán là gì?

Chứng khoán phái sinh là giá trị được xác định dựa vào các tài sản tài chính được liên kết với chứng khoán cơ sở. Đây được coi là dạng đầu tư nâng cao gồm 2 loại sản phẩm chính:

  • Sản phẩm gồm hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai. Hình thức này ràng buộc các bên tương ứng từ ban đầu với những điều khoản đã thỏa thuận trong suốt thời gian quy định trong hợp đồng.
  • Sản phẩm quyền chọn có quyền chọn cổ phiếu: Cung cấp cho người tham gia nắm giữ quyền, nhưng không phải giữ nghĩa vụ mua hoặc bán.

Chứng khoán phái sinh là một trong ba công cụ tài chính cùng với vốn chủ sở hữu và nợ. Giao dịch phái sinh không phải giao dịch như mua/bán cổ phiếu trên thị trường, bản chất của nó là đang giao dịch những loại giấy tờ (hợp đồng) có giá dựa trên giá cổ phiếu.

Giao dịch phái sinh hàng hoá là gì

Giao dịch hàng hóa phái sinh là một công cụ tài chính có tài sản cơ sở là hàng hoá như ngô, lúa mì, đậu tương, cao su, cà phê,… Tại thị trường này, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá từ việc mua bán một khối lượng hàng hóa nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Thị trường hàng hóa được quản lý và giám sát bởi Bộ Công Thương, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và các Sàn hàng hóa quốc tế. 

Các loại phái sinh hàng hoá

  • Phân loại theo hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
  • Phân loại theo thị trường: gồm phái sinh trên thị trường OTC và trên thị trường niêm yết.

Khác biệt giữa chứng khoán phái sinh và hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh Chứng khoán phái sinh
Tài sản cơ sở Các loại hàng hoá: nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp Tài sản cơ sở là chỉ số VN30, HNX30 và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ
Thời gian giao dịch Tuỳ loại hàng hoá, gần như giao dịch 24/5 Thời gian từ thứ 2- 6:

Giờ: 8h45 – 14h45 (nghỉ trưa từ 11h30 – 13h00)

Pháp lý Bộ công thương cấp phép Bộ tài chính cấp phép
Quy mô thị trường Toàn cầu Trong nước
Biên độ giá Biên độ giá gần như không giới hạn +/- 7% theo quy định của Uỷ Ban Chứng Khoán
Lãi suất qua đêm Không Khoảng 13%/ năm theo quy định của Ngân hàng nhà nước
Tính thanh khoản 1:10; 1:30. Tuỳ theo sản phẩm 1:10
Thời gian giao dịch và thanh toán Ngay lập tức T + 2

Giao dịch hàng hóa phái sinh an toàn

Mặc dù là kênh đầu tư tương đối mới ở Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh có ưu điểm vượt trội về việc tối đa hoá lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Thời gian giao dịch linh hoạt 24 giờ/ngày, T+0, giao dịch 2 chiều, không có thuế, không lãi vay, hỗ trợ đòn bẩy cao chỉ là một trong số những ưu điểm của thị trường này.

Tốc độ tăng trưởng vượt trội, giá trị giao dịch trung bình trong phiên đạt mức 10.200 tỷ đồng cho thấy tiềm năng phát triển. Được sử dụng rộng rãi bởi nhà đầu tư và doanh nghiệp không chỉ như một công cụ để đa dạng hóa danh mục mà còn để bảo hiểm giá, giảm thiểu rủi ro. 

Khi lựa chọn đầu tư tại công ty cổ phần giao dịch hàng hoá VMEX – thành viên top đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, quý khách hàng sẽ có được: 

ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ: VMEX tự hào có một đội ngũ chuyên viên phân tích kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư tài chính cũng như giao dịch  phái sinh hàng hóa.

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC: Nhà đầu tư sẽ nhận được những phân tích chuyên sâu, tín hiệu và chiến lược giao dịch giá trị mà chỉ thành viên của VMEX mới có.

TIN TỨC MỚI NHẤT: Các thông tin  mới nhất trên thị trường, tin tức được cập nhật hàng ngày. Nhận định, dự báo thị trường trên website chính thức của VMEX.

HỖ TRỢ 24/7 : Đến với VMEX, nhà đầu tư sẽ nhận được những dịch vụ tốt nhất. Hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc khách hàng gặp phải 24/7

 

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email