Hàng hóa phái sinh là gì? Nên đầu tư hàng hoá phái sinh?

Giao dịch hàng hóa phái sinh mặc dù là một kênh đầu tư mới tại Việt Nam nhưng đang được đánh giá là khá hấp dẫn và nhiều tiềm năng khi được các doanh nghiệp và quỹ đầu tư lớn đưa vào danh mục đầu tư và bảo hiểm giá cả hàng hóa

Hàng hoá phái sinh là gì?

Hàng hoá phái sinh (phái sinh hàng hoá) là công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở là hàng hóa, nguyên liệu thô như: nông sản, năng lượng, kim loại, …. Hình thức giao dịch hàng hoá dựa theo các chỉ số về giá thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sở giao dịch hàng hóa liên thông

Công cụ tài chính phái sinh dạng hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Các loại thị trường: gồm phái sinh trên thị trường phi tập trung (OTC) và trên thị trường niêm yết tập trung (các sàn giao dịch) 

Các tài sản cơ sở

sản phẩm hàng hoá phái sinh
Sản phẩm hàng hoá phái sinh

Tìm hiểu thêm: Phái sinh là gì

Hàng hóa phái sinh trên thế giới

Thị trường đầu tư hàng hóa có lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm, với mục đích giao thương, mua bán hàng hóa.Với sự phát triển của công nghệ, việc giao dịch đã được diễn ra trực tuyến, song song với các hình thức giao dịch truyền thống như hô giá tại sàn. Điều này giúp cho việc giao dịch đã dễ dàng, thuận lợi từ khắp mọi nơi trên thế giới, và là yếu tố giúp thị trường hàng hóa bùng nổ và phát triển trong những năm gần đây

Các sở giao dịch hàng hóa lớn, phân bổ trên các châu lục khác nhau

Sở giao dịch hàng hoá thế giới
Sở giao dịch hàng hoá thế giới

Hàng hóa phái sinh ngày càng trở nên phổ biến, được các doanh nghiệp và quỹ đầu tư lớn đưa vào danh mục đầu tư và bảo hiểm giá cả hàng hóa. Theo thống kê của tổ chức World Federation of exchanges, tỷ trọng giao dịch hàng hóa từ năm 2010 đến năm 2019 tăng dần đều qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng năm 2016 đạt xấp xỉ 100% so với năm 2010, ở mức 27% tổng vốn hóa của toàn bộ thị trường tài chính

Chỉ Số Tăng Trưởng Thị Trường
Chỉ Số Tăng Trưởng Thị Trường

Tiềm năng thị trường hàng hóa tại Việt Nam

Mặc dù Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam được thành lập từ năm 2006, tuy nhiên những hạn chế về mặt hàng, hình thức giao dịch và đối tượng tham gia đầu tư đã kìm hãm sự phát triển của thị trường. 

Chỉ đến nửa cuối năm 2018, nghị định sửa đổi bổ sung cho phép liên thông với các Sở hàng hóa lớn trên thế giới và cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia đã thay đổi cách vận hành thị trường hàng hóa phái sinh trong nước, giúp kênh đầu tư này tiếp cận được nhiều nhà đầu tư và tổ chức hơn.

Theo thống kê sáu tháng đầu năm 2022 của Sở giao dịch hàng hóa Việt nam MXV, khối lượng giao dịch đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các kỷ lục giao dịch theo ngày liên tục được phá vỡ trong giai đoạn nửa đầu năm, hứa hẹn sự bùng nổ của thị trường trong 6 tháng cuối năm nay. Mặc dù là thị trường mới với chỉ khoảng 3 năm phát triển, nhưng giá trị giao dịch trung bình phiên đạt từ 4.000-6.000 tỷ đồng tương đương với giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đã phát triển trong 22 năm.

Có được điều này là do hàng hóa phái sinh tại Việt Nam được thừa hưởng những ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế như T+0, giao dịch hai chiều và thanh khoản lớn.

Có nên đầu tư hàng hoá phái sinh?

Hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư mới tại Việt Nam nhưng đang nổi lên như một kênh đầu tư hấp dẫn và tiềm năng tại Việt Nam hiện nay. Nên đầu tư hàng hoá phái sinh vì có nhiều ưu điểm sau đây:

  • Hợp pháp về mặt pháp lý được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động theo thông tư 51/2018/NĐ-CP 
  • An toàn và minh bạch được quản lý và giám sát bở Bộ Công Thương, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV và các Sở quốc tế liên thông
  • Giao dịch T+0 cho phép tất toán ngay lập tức trong phiên, giảm thiểu rủi ro biến động giá 
  • Giao dịch  2 chiều, giúp nhà đầu tư có cơ hội lợi nhuận ngay cả khi giá giảm hay thị trường xấu
  • Thanh khoản cao khi các hàng hóa giao dịch đều là hàng hóa thiết yếu có nhu cầu lớn và được giao dịch rộng rãi trên toàn thế giới
  • Đòn bẩy cao từ 1:10-1:30 và biến động giá mạnh dẫn đến, khả năng sinh lời lớn khi đầu tư ngay cả trong khoảng thời gian ngắn
  • Không thuế giao dịch và miễn lãi qua đêm là một lợi thế lớn, giảm thiểu chi phí giao dịch so với kênh chứng khoán

Tham gia hàng hoá phái sinh như thế nào

Chọn công ty hàng hoá phái sinh

Trên thị trường hàng hóa phái sinh, các hoạt động giao dịch đều được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quản lý. Tuy nhiên, Nhà Đầu Tư không thể mở tài khoản trực tiếp tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam mà sẽ thông qua công ty thành viên. Hãy đảm bảo bạn mở tài khoản tại các công ty thành viên để tránh được rủi ro về lừa đảo và được hướng dẫn, thông tin chi tiết về thị trường.

Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa VMEX,  tự hào là một trong những thành viên đầu tiên của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV), được chính thức cấp phép và bảo lãnh về Giao dịch sản phẩm hàng hóa phái sinh. Với đội ngũ tư vấn dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc thị trường sẽ cùng đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình đầu tư.

Ưu điểm khi giao dịch hàng hoá phái sinh tại VMEX

ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ: VMEX tự hào có một đội ngũ chuyên viên phân tích kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư tài chính cũng như giao dịch  phái sinh hàng hóa.

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC: Nhà đầu tư sẽ nhận được những phân tích chuyên sâu, tín hiệu và chiến lược giao dịch giá trị mà chỉ thành viên của VMEX mới có.

TIN TỨC MỚI NHẤT: Các thông tin  mới nhất trên thị trường, tin tức được cập nhật hàng ngày. Nhận định, dự báo thị trường trên website chính thức của VMEX.

HỖ TRỢ 24/7 :Đến với VMEX, nhà đầu tư sẽ nhận được những dịch vụ tốt nhất. Hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc khách hàng gặp phải 24/7

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email