Sàn giao dịch hàng hóa là gì

Bước đầu tiên khi tìm hiểu về kênh đầu tư hàng hóa là hiểu rõ các thuật ngữ thường sử dụng. Điều này giúp nhà đầu tư tự tin hơn khi giao dịch mà còn trong việc cập nhật các tin tức liên quan. Một trong các thuật ngữ cơ bản thường gặp những mà những người mới thường gặp đó là Sàn giao dịch hàng hóa.
Vậy Sàn Giao Dịch Hàng Hóa là gì? Làm sao để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này? Hãy cùng VMEX tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Sàn giao dịch hàng hóa là gì

Sàn giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange) là một tổ chức có tư cách pháp nhân, nơi các hợp đồng giao dịch được niêm yết. Sàn Giao Dịch Hàng Hoá có hệ thống đặt khớp lệnh giao dịch tự động, thường xuyên thông báo tình trạng lệnh trong suốt phiên giao dịch. Giao dịch mua bán sản phẩm trên sàn là giao dịch tập trung và có sự bảo vệ và quản lý bởi pháp luật. Các sàn hàng hóa hiếm khi cung cấp bất kỳ hàng hóa vạt chất nào mà chủ yếu niêm yết các hợp đồng tương lai, cho phép mua bán hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với giá xác định

Thị trường hàng hóa vô cùng lớn, giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Các loại hàng hóa được giao dịch cũng rất đa dạng, phong phú được niêm yết trên hàng ngàn sàn giao dịch phân bố trên khắp các châu lục. Mỗi sàn có thể niêm yết nhiều hàng hóa, tương tự mỗi loại hàng hóa có thể niêm yết trên nhiều sàn khác nhau với tiêu chuẩn, quy cách khác nhau. Vì vậy cần đảm bảo việc chọn lựa những sàn giao dịch uy tín, có sản phẩm đa dạng, có lượng thanh khoản cao hay nói đơn giản là có nhiều người tham gia giao dịch tại sàn.

Tại Việt Nam, chưa có Sàn giao dịch Hàng hoá nào được cấp phép hoạt động. Thay vào đó, nhà đầu tư thường mở tài khoản và thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt nam MXV để liên thông và giao dịch các mặt hàng trên các Sàn giao dịch hàng hóa của thế giới, như dầu thô trên sàn NYMEX hoặc Ngô trên sàn CBOT. Chi tiết về các sàn giao dịch uy tín và các mặt hàng thông dụng sẽ được đề cập đến ở phần sau của bài viết


Vậy Sở Giao Dịch Hàng Hóa là gì? Phân biệt Sở Giao Dịch Hàng Hóa và Sàn Giao Dịch Hàng Hóa

Sàn giao dịch hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa thường được dùng và hiểu nhầm lẫn với nhau. Thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, có thể phân biệt như sau:


Sở Giao Gịch Hàng Hóa (Mercantile exchange)

Sở Giao Gịch Hàng Hóa (Mercantile exchange) là một tổ chức có tư cách pháp nhân cung cấp, tổ chức và duy trì hoạt động Giao dịch Hàng hóa tập trung đại diện cho một quốc gia. Là nơi thỏa thuận và ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay (Spot Contract) và mua bán dưới dạng Hợp Đồng Tương Lai (Future Contract).

Vai trò Sở Giao Gịch Hàng Hóa (Mercantile exchange)

Sở Giao dịch Hàng hoá có vai trò quan trong trong việc kiểm soát chặt chẽ tất cả những quy định, qui tắc giao dịch, những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối nhà đầu tư và các thành viên của Sở. Đây chính là lợi thế của việc giao dịch tập trung thông qua Sở so với giao dịch trên thị trường tự do (OTC hoặc peer-to-peer). Nhà đầu tư và các bên tham gia giao dịch phải đảm bảo một khoản ký quỹ nhất định và bộ phận thanh toán Bù trừ, Bộ phận giao nhận của Sở giao dịch hàng hóa sẽ thực hiện kiểm tra thanh toán hàng ngày, đảm bảo giữ đúng cam kết, thực hiện hợp đồng theo tiêu chuẩn của các bên mua và bán. giảm thiểu rủi ro phát sinh

Tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị duy nhất được phép tổ chức Thị trường Giao dịch Hàng hóa tập trung cấp quốc gia, được cấp phép hoạt động vô thời hạn bởi bộ Công Thương. Nhà đầu tư muốn tham gia thị trường cần đăng ký và mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại các Thành viên Kinh doanh của Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam. MXV đáp ứng nhu cầu bảo hiểm giá của các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhu cầu đầu tư của cá nhân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia cũng như tính công bằng và minh bạch của thị trường


Sàn Giao dịch hàng hóa uy tín trên thế giới

Khi tham gia bất kỳ một sàn giao dịch nào, thì bạn luôn cần quan tâm đến các về an toàn và bảo mật, bên cạnh đó giao dịch hàng hóa quốc tế cần được công khai, mình bạch, để các bạn có thể tránh các giao dịch lừa đảo. Dưới đây là danh sách một số sàn giao dịch bạn có thể quan tâm:

  • CBOT: Chicago Board Of Trade:  thế mạnh về các mặt hàng nông sản như ngô, lúa mỳ, đậu tương,…
    Là sàn giao dịch hàng hóa được thành lập vào năm 1848. Cả hợp đồng về tài chính và mặt hàng nông sản đều được giao dịch trên sàn này.
  • NYMEX: NewYork Mercantile Exchange: thế mạnh về các sản phẩm năng lượng như dầu thô, xăng, …
    Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới. Ngày nay, NYMEX là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group).
  • COMEX: thế mạnh về các sản phẩm kim loại như vàng, bạc, đồng, ….
    Sàn giao dịch hàng hóa COMEX đặt tại Trung tâm tài chính thế giới ở Manhattan và là một bộ phận của CME group.
  • ICE EU, ICE US: thế mạnh về các sản phẩm nguyên liệu như đường, cà phê, cacao,…
    ICE được thành lập vào tháng 5 năm 2000 tại Atlanta, Georgia, hiện tại hoạt động tại cả Mỹ và Châu Âu
  • TOCOM, SGX: các sàn ở khu vực châu Á, chuyên về cao su, quặng sắt, …
    Ban đầu, TOCOM tập trung vào niêm yết cao su, vàng , bạc và bạch kim. Trong hai thập kỷ tiếp theo, phạm vi của TOCOM đã mở rộng nhiều lần.


Những mặt hàng trên sàn giao dịch hàng hóa

Sản phẩm giao dịch được niêm yết trên các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như CBOT, NYMEX, COMEX, TOCOM, …

25 sản phẩm được chia làm 4 nhóm chính:

  • Nông sản: Khô đậu tương, Dầu đậu tương, Đậu tương, Lúa mì, Ngô, Gạo thô,..
  • Nguyên liệu: Cà phê Robusta, Arabica, Cao su TRS20, Cao su RSS3, Đường, Bông, Ca cao,..
  • Kim loại: Quặng sắt, Đồng, Bạch kim NYMEX, Bạc COMEX,..
  • Năng lượng: Dầu WTI, Dầu Brent,Khí tự nhiên, Xăng RBOB,…

Các hàng hóa này sẽ được quy chuẩn theo đặc tả hợp đồng (được quy định tại Sở giao dịch nước ngoài nơi hàng hóa đó niêm yết) với mức ký quỹ và bước giá được quy định sẵn. Khi giao dịch, giá hợp đồng sẽ biến động theo giá của tài sản cơ sở, Nhà Đầu Tư sẽ đặt lệnh mua khi giá thấp và bán khi giá cao hoặc bán cao mua thấp để kiếm lợi nhuận.


Cơ hội lợi nhuận khi giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tại Việt Nam, kênh đầu tư này được quản lý bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức hoạt động vào vào tháng 7/2018 theo nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép liên thông với quốc tế và nhà đầu tư cá nhân được tham gia thị trường

Đây là kênh mà Nhà Đầu Tư được phép mua bán hai chiều, nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm tiền không chỉ khi giá tăng mà kể cả khi giá giảm.

So với các sản phẩm đầu tư khác, đầu tư hàng hóa còn hấp dẫn nhà đầu tư bởi tính thanh khoản cao do cơ chế giao dịch T+0. Mức phí giao dịch ưu đãi, không phí qua đêm, không lãi suất tiền vay, không phải chịu thuế trên mỗi giao dịch.

Ở kênh Giao dịch hàng hóa, khi Nhà Đầu Tư đề ra cho mình cách quản trị vốn và phương pháp giao dịch phù hợp thì mức lợi nhuận trung bình từ 5-10%/tháng. Và con số này sẽ còn cao hơn khi Nhà Đầu Tư biết nắm bắt những cơ hội đến từ thị trường. Kênh giao dịch hàng hóa là một ” làn sóng mới ” và được dự đoán sẽ là một trong những kênh được các Nhà Đầu Tư tin tưởng để tăng trưởng thu nhâp của mình trong thời gian tới.


Nên giao dịch hàng hóa ở công ty nào tại Việt Nam

Tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu, nhưng kênh đầu tư hàng hóa phái sinh đã trở thành một trong những kênh đầu tư phù hợp với tâm lý người Việt Nam. Chính vì điều này hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty là thành viên của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam. Và trong số đó không thể không nhắc đến VMEX – CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX (VMEX JSC).

VMEX được biết đến là một trong những thành viên đầu tiên của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam. Và cũng là 1 trong 5 thành viên được cấp phép giao dịch các mặt hàng thuộc ngành Năng Lượng.

  • Các thông tin  mới nhất trên thị trường, tin tức được cập nhật hàng ngày. Nhận định, dự báo thị trường trên website chính thức của VMEX.
  • VMEX tự hào có một đội ngũ chuyên viên phân tích kỹ thuật, nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư tài chính cũng như giao dịch phái sinh hàng hóa.
  • Các công cụ hỗ trợ xem ký quỹ, tính lợi nhuận và tín hiệu chỉ có tại VMEX.
  • Hướng dẫn tận tình cách sử dụng phần mềm giao dịch.

Khi lựa chọn VMEX, Quý Nhà Đầu Tư được mở ngay tài khoản miễn phí. Giảm 50% phí sử dụng phần mềm và đặt biệt là chương trình hoàn phí chỉ có duy nhất tại VMEX.

 

  • CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX
  • Hotline: 0911 919 356
  • Email: dvkh@vmex.vn
  • Địa chỉ: Tầng 5, 139 Nguyễn Thị Nhung, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email