Tâm lý FOMO là gì? FOMO trong chứng khoán là gì

Hiệu ứng tâm lý FOMO là một hội chứng rất phổ biến thường gặp ở các nhà đầu tư, kể cả với người giàu kinh nghiệm. Người tham gia thị trường cần  phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lý này thì mới có thể phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn.

FOMO là gì

Hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out), được hiểu như một nỗi sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ điều gì đó mà người khác được trải nghiệm và hưởng lợi.  Những người bị hội chứng này thường có những cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang có trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân họ. 

Tâm lý FOMO xảy ra khá thường xuyên, xung quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta, như việc bạn mua nhiều hàng khuyến mãi vì sợ bỏ lỡ mức giá rẻ, ngay cả với những sản phẩm bạn không cần đến, hoặc bạn vội vàng tham gia một khóa học miễn phí mà không tìm hiểu là khóa học đó có thực sự cần thiết. 

Và đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư tài chính, cảm xúc FOMO cũng khá phổ biến với đa số người tham gia thị trường, mỗi khi giá cả biến động mạnh. Thị trường giao dịch hoàn toàn online và thuận tiện thì kiểm soát tâm lý FOMO càng phải được quan tâm để hạn chế những rủi ro mà hội chứng này mang lại.

FOMO trong chứng khoán là gì?

Hội chứng FOMO xuất hiện nhiều trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Đây là tâm lý xảy ra thường xuyên ở các nhà đầu tư, kể cả những người giàu kinh nghiệm. 

Cảm giác sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời mà các nhà đầu tư khác đang được hưởng khi giá cả biến động mạnh. Nỗi sợ này thôi thúc nhà đầu tư mua cổ phiếu ngay lập tức mà chưa tìm hiểu hay phân tích tiềm năng phát triển thực sự của cổ phiếu đó. Quyết định mua của nhà đầu tư hoàn toàn không dựa trên những nghiên cứu hay sự am hiểu về thị trường, doanh nghiệp mà chỉ là một hành động dựa theo cảm tính khi kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh, sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận tốt.

Nguyên nhân nhà đầu tư bị FOMO

Thiếu hiểu biết về thị trường

Nguyên nhân này thường chỉ xảy ra ở các nhà đầu tư mới, khi chưa dành đủ kiến thức về thị trường, về các doanh nghiệp được niêm yết,… cũng như chưa có kinh nghiệm, nên dễ ra quyết định theo tâm lý FOMO.

Sợ mất cơ hội

Đây là điều dễ dàng xảy ra ở tất cả các nhà đầu tư, cho dù họ đã có nhiều kinh nghiệm. Nhìn các nhà đầu tư khác lợi nhuận cao, khiến bản thân họ có thể đi chệch hướng so với chiến lược đầu tư ban đầu vì lo bị mất đi cơ hội.

Đi theo số đông

Tâm lý đi theo số đông xuất hiện chủ yếu ở những nhà đầu tư mới. Tâm lý FOMO khiến họ thường đưa ra các quyết định dựa theo những nhà đầu tư khác hay một nhóm môi giới, mà không có cho mình một chiến lược rõ ràng.

Hay nhà đầu tư quyết định mua hay bán hoàn toàn chỉ dựa trên diễn biến thị trường chứng khoán. Nếu giá tăng thì họ sẽ mua vào, và sợ hãi bán ra  khi giá giảm và bán tháo khi thấy giá giảm mạnh.

Quá tham vọng và kỳ vọng không thực tế

Tâm lý quá tham vọng, quá kỳ vọng vào lợi nhuận thu được khiến các nhà đầu tư không biết điểm dừng đúng lúc là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên hội chứng FOMO. Đối với thị trường đang tăng, nhà đầu tư thường nghĩ rằng nó sẽ còn tăng trong thời gian dài, mua thì chắc chắn không thể lỗ mà không mua thì lại cực kỳ uổng phí.

Quá tự tin

Quá tự tin tạo vào bản thân tạo ra tính chủ quan và vì thế nhà đầu tư có thể bỏ qua những tin tức biến động quan trọng, và không lập ra một kế hoạch đầu tư chi tiết và kịch bản cho các diễn biến cụ thể thị trường. 

Làm thế nào để thoát khỏi tâm lý FOMO

Nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức về tài chính

Nhà giao dịch cần nắm chắc từng “ngóc ngách” của thị trường mà bạn sẽ đầu tư, luôn luôn phải học hỏi trau dồi thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật, tin tức thị trường vi mô vĩ mô hay học hỏi kinh nghiệm của nhiều người. Vì ngành đầu tư tài chính không có kịch bản nào giống nhau để cho các nhà đầu tư, khi ngừng nghiên cứu và trau dồi kiến thức thì nguy cơ thất bại càng cao.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể

Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO, thường đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Vì vậy nhà đầu tư nên xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư, kế hoạch cho từng diễn biến thị trường khác nhau và tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như: xác định đúng điểm cắt lỗ, điểm lợi nhuận,….

Tạo tính kỷ luật trong đầu tư

Nhà đầu tư nên có tính kỷ luật và tuân với kế hoạch đầu tư mà bản thân đã xây dựng. Thay đổi là điều có thể sẽ xảy ra, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Dù gì nếu bạn thua trên những kế hoạch vạch sẵn, thì bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong kế hoạch tiếp theo.

Kết luận

Tâm lý FOMO không những gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe tinh thần của nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả giao dịch. Không một ai có thể xoá bỏ tâm lý trong giao dịch, mà điều cần phải làm là học cách sống chung với cảm xúc, và có kế hoạch cụ thể khi đầu tư, hạn chế tối đa tác động của cảm xúc nhất thời.

Xem thêm:

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email