Những kịch bản nào cho thị trường đầu tư năm 2023

Thị trường tài chính toàn cầu vừa trải qua năm 2022 với nhiều biến động mạnh chưa từng có. Đây cũng là lý do các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên đa dạng hóa kênh đầu tư, hạn chế sử dụng đòn bẩy và tập trung quản trị rủi ro. Có rất nhiều kênh đầu tư sinh lời khác nhau như: chứng khoán, bất động sản, vàng, gửi tiết kiệm, hàng hóa… nhưng đâu là xu hướng đầu tư năm 2023 để mang lại tỷ suất sinh lời cao đang là câu chuyện được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Bất động sản, trái phiếu chưa thể sôi động trở lại

Thị trường bất động sản tại Việt Nam sẽ chứng kiến một năm 2022 ảm đạm. Lý do là các chính sách chưa hỗ trợ thị trường này và mặt bằng giá bất động sản đã trở nên cao một cách phi lý ở rất nhiều địa phương. Các nhà phân tích dự đoán thị trường vẫn còn trầm lắng, khó phục hồi ngay trong năm 2023, dù Chính phủ, các Bộ ngành và các địa phương có những chỉ đạo, giải pháp trong thời gian qua.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân sẽ chưa thể lấy lại niềm tin một sớm một chiều. Một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn để tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Do đó, thị trường này có nguy cơ sẽ còn tiếp tục ảm đạm trong năm 2023.

Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một trong những kênh đầu tư tốt. Tuy nhiên nhà đầu tư cá nhân phải có kiến thức tài chính để lựa chọn được trái phiếu của doanh nghiệp tốt. Trong giai đoạn hiện tại, trái phiếu của doanh nghiệp sản xuất là một lựa chọn phù hợp hơn so với trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Thị trường chứng khoán được dự báo còn rung lắc

Mặc dù đã đón nhận một số tín hiệu tích cực trong giai đoạn cuối năm, chứng khoán thế giới đã khép lại năm 2022 mà không còn giữ được đà tăng ấn tượng của các năm trước đó. Sự thiếu hụt dòng tiền cùng với áp lực mua lại trái phiếu cũng như việc giá cổ phiếu liên tục lao dốc khiến không ít lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết bị bán giải chấp cổ phiếu, đặc biệt ở nhóm bất động sản, xây dựng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống cũng khá tương đồng với biến động của thị trường chứng khoán trên thế giới. Chứng khoán Mỹ cũng chốt phiên cuối cùng của năm 2022 giảm điểm, khép lại năm qua với mức giảm kỷ lục do chính sách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Những lo ngại suy thoái kinh tế, xung đột giữa Nga và Ukraine và sự gia tăng về số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc cũng là yếu tố gây áp lực lên thị trường trong trung hạn.

Bước sang năm 2023, chứng khoán toàn cầu cần phải vượt qua tất cả những rào cản này và thậm chí còn nhiều thách thức hơn nữa, nếu không muốn hai năm liên tiếp chìm trong sắc đỏ.  Ngoài ra, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng thị trường chứng khoán sẽ còn rung lắc trong vài quý tới. Người tham gia cần chuẩn bị tâm lý và lưu ý quản trị rủi ro cho đến khi lạm phát của Mỹ và kinh tế thế giới dần rõ nét hơn. 

Gửi tiết kiệm vẫn an toàn

Việc lựa chọn gửi tiết kiệm ở những ngân hàng an toàn, có mức sinh lời ổn định, thanh khoản linh hoạt là điều không ít người đang cân nhắc tại thời điểm này. Vào cuối năm 2022, lãi suất ngân hàng tăng mạnh, lên tới 12%/năm. Số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước thống kê về dòng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng trong nước cho thấy, kể từ tháng 10, dòng tiền đã quay trở lại với kênh đầu tư này.

Với những người thận trọng, gửi tiết kiệm vẫn sẽ là kênh đầu tư khá hợp lý trong năm 2023. Tuy nhiên, với thực trạng lạm phát cao trong khi lãi suất ở mức thấp thì việc gửi tiết kiệm chỉ có tính chất  hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Đây có thể là hạn chế lớn nhất khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. 

Kênh đầu tư hàng hóa hấp dẫn và tiềm năng

Tốc độ phát triển và thực trạng đầu tư hàng hóa tại Việt nam

Dưới sự chỉ đạo sát sao và quản lý chặt chẽ của Bộ Công Thương, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trải qua năm 2022 với mức tăng trưởng ổn định. Theo báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, khối lượng giao dịch hàng hóa đã tăng gần 35% so với năm 2021; giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt gần 5.000 tỷ đồng, trong đó có những ngày giá trị giao dịch đạt kỷ lục hơn 10.000 tỷ đồng; số lượng tài khoản giao dịch tăng 20% lên gần 25.000 tài khoản. 

Sau 4 năm được liên thông với thế giới, giao dịch hàng hóa Việt Nam bước qua giai đoạn phát triển nóng và dần đi vào giai đoạn ổn định và bền vững. 42 sản phẩm liên thông với các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới, cùng với việc giới thiệu hợp đồng Mini và Micro giúp thị trường trở nên gần gũi hơn đối với các nhà đầu tư hơn. Chỉ với hơn 10 triệu đồng là đã có thể giao dịch một hợp đồng hàng hóa.

Đầu tư hàng hóa sẽ lên ngôi trong năm 2023

So với những kênh đầu tư tài chính khác, giao dịch hàng hóa được đánh giá là khá an toàn, nguy cơ rủi ro thấp. Đối với thị trường này, bạn không phải bỏ ra một số tiền quá lớn khi được hỗ trợ đòn bẩy và có thể thu được lợi nhuận chỉ sau vài ngày. Ngoài ra kênh hàng hóa còn hấp dẫn nhà đầu tư bởi tính thanh khoản cao do cơ chế giao dịch T+0, tính linh hoạt giao dịch 24 giờ/ngày. Mức phí giao dịch ưu đãi, không phí qua đêm, không phải trả lãi vay, không phải chịu thuế trên mỗi giao dịch.

Các chuyên gia đã ghi nhận và đánh giá cao hoạt động trong việc tổ chức và phát triển thị trường hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp, bài bản như đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển thành viên, truyền thông, hợp tác quốc tế, giao nhận hàng hóa vật chất…Dự đoán đây chắc chắn là kênh đầu tư sẽ lên ngôi trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Lời kết:
Về xu hướng đầu tư năm 2023 trong thời gian tới, trước hết chúng ta phải nhìn nhận dòng tiền hiện đang có xu hướng tăng nhất định vào lĩnh vực nào, thị trường nào vẫn hoạt động sôi nổi,… Đồng thời, cần hết sức bình tĩnh khi ra quyết định đầu tư cũng như bán, tránh dựa vào tin đồn thất thiệt, tâm lý đám đông mà cần kiểm chứng, nắm bắt sát tình hình và triển vọng, các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, thị trường… trong quá trình đầu tư đặc biệt là trong năm 2023.

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email