Hợp đồng tương lai là gì? Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Trên thị trường tài chính, giao dịch hợp đồng tương lai là một sản phẩm có khả năng sinh lời hấp dẫn.Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư  vẫn chưa thực sự hiểu hợp đồng tương lai là gì và cách thức giao dịch như thế nào. Để đầu tư thành công cũng như sinh lợi nhuận người tham gia cần nắm rõ khái niệm, tính chất, ưu nhược điểm  của loại hợp đồng này.

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai được hiểu là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, được niêm yết trên các sàn  giao dịch. Đây chính là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một tài sản cơ sở với mức giá được xác định trước vào ngày hôm nay nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán cần được biết về:

  • Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì: hàng hóa, tiền tệ, …
  • Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu
  • Thời điểm diễn ra giao dịch đó trong tương lai
  • Giá giao dịch

Hợp đồng tương lai phản ánh kỳ vọng của các bên – người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên.

Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi hợp đồng đáo hạn. Ký quỹ thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong giá trị của toàn bộ hợp đồng mà họ tham gia giao dịch. 

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai về bản chất là một loại sản phẩm phái sinh dựa trên giá của tài sản cơ sở, đồng thời mang tính chất tiêu chuẩn hóa và có ngày giao nhận trong tương lai. Dưới đây là một số đặc điểm chính của loại hợp đồng này:

  • Tiêu chuẩn hóa
  • Giao dịch tập trung
  • Thanh khoản cao
  • Có bù trừ và ký quỹ
  • Cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính

dac diem hop dong ky han tieu chuan

Các khái niệm cơ bản của hợp đồng tương lai

Để giao dịch hiệu quả và để hiểu rõ hơn về hợp đồng tương lai, nhà đầu tư cần tìm hiểu một số thuật ngữ cơ bản sau đây:

  • Tài sản cơ sở: đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng tương lai: có thể là hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu hay các sản phẩm tài chính khác, …..
  • Ký quỹ: khoản đặt cọc để tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán..
  •  Vị thế: trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.
  • Đóng vị thế: mở một lệnh đối ứng với vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.
  • Giá thanh toán cuối ngày: mức giá của hợp đồng tương lai  được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày.
  • Giá thanh toán cuối cùng: mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng. 
  • Hệ số nhân hợp đồng: hệ số quy đổi giá trị của hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền.
  • Khối lượng mở: số lượng vị thế mở của một hợp đồng tương lai tại  một thời điểm.

Hợp đồng tương lai ở Việt Nam

Có rất nhiều loại hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là hàng hóa, tiền tệ hoặc các chỉ số tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, …. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép một số loại  loại hợp đồng tương lai được giao dịch:

một số hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai vn30 ( hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán)

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đại diện cho 30 cổ phiếu tiềm năng và dẫn đầu thị trường với giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao. Sản phẩm phái sinh đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam chính thức được niêm yết tại HOSE. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ khối lượng cổ phiếu có thể chuyển nhượng.

Một số thông tin chung của hợp đồng tương lai chỉ số VN30:

  • Tên: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
  • Mã hợp đồng: VN30FYYMM.
  • Tài sản cơ sở: Chỉ số VN30.
  • Quy mô hợp đồng: Điểm chỉ số cơ sở * 100.000 đồng.

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP) hay còn được một số quốc gia gọi là sản phẩm tương lai lãi suất, là một thỏa thuận mua hoặc bán tài sản cơ bản, là trái phiếu chính phủ, với giá cố định tại một mức cụ thể thời gian trong tương lai. Cả hai bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng này khi hợp đồng hết hạn. 

Một số thông tin chung của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, cụ thể bao gồm:

  • Tài sản cơ sở TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành, kỳ hạn 5 năm, mệnh giá =100,000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần, trả gốc khi đến hạn.
  • Mã hợp đồng Theo quy ước của HNX
  • Hệ số nhân 10,000 trái phiếu
  • Quy mô hợp đồng 1 tỷ đồng

Hợp đồng tương lai hàng hóa 

Hợp đồng tương lai hàng hóa là một loại hợp đồng tương lai có loại tài sản sản cơ sở là hàng hóa. Trong đó, hàng hóa được phân loại theo những nhóm hàng hóa cơ bản như:

  • Nông sản: gồm lúa mì, ngô, đậu tương,dầu đậu tương, khô đậu tương ,..
  • Nguyên liệu: gồm đường, cao su, bông sợi, cà phê arabica, cà phê robusta,..
  • Kim loại: gồm bạc, bạch kim, nhôm, đồng, thép,sắt, …
  • Năng lượng: gồm  khí đốt, dầu thô, xăng, …

Tìm hiểu thêm về hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa

Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai

Ưu điểm 

  • Phòng ngừa rủi ro : Phù hợp với quản lý rủi ro biến động giá, có cơ hội chuyển đổi sự rủi ro này cho bất cứ ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với hy vọng sẽ không ngừng gia tăng lợi nhuận.
  • Tính thanh khoản cao : Do được niêm yết và tiêu chuẩn hóa, người tham gia có thể dễ dàng và nhanh chóng mở và đóng các vị thế khi cần thiết. Điều này cũng làm cho các hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao.
  • Đòn bẩy tài chính : Nếu dự đoán (kỳ vọng) của bạn về biến động giá của tài sản cơ sở đúng, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Nhờ vào hiệu ứng đòn bẩy, mức sinh lời khi giao dịch hợp đồng tương lai  thường cao hơn nhiều so với thị trường cơ sở.
  • Giao dịch liên tục T+0 : Nhà đầu tư có thể  lập tức đóng vị thể vừa mở trong phiên để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên mọi biến động của thị trường. Đóng vị thế có thể thực hiện bất cứ khi nào và bất kể là vị thế mua hay bán mà không phải chờ đến phiên giao dịch tiếp theo.  
  • Có cơ hội lợi nhuận khi thị trường giảm điểm: Giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở, bạn chỉ có lợi nhuận khi giá tăng và không thể làm gì khi giá giảm. Còn với hợp đồng tương, bạn có thể thực hiện lệnh bán khống để thu về lợi nhuận khi giá giảm

Tìm hiểu sâu hơn về những chức năng của hợp đồng tương lai

Nhược điểm 

  • Đòn bẩy tài chính:  Đây là yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn của loại hợp đồng này. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự thay đổi về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với các dự đoán, thua lỗ sẽ xảy ra và có thể là rất lớn
  • Yêu cầu ký quỹ bổ sung:  Cơ chế thanh toán của hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày. Trong đó, các khoản lãi/ lỗ phát sinh từ hợp đồng đều được hiện thực hóa mỗi ngày.. Nếu số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn hoặc bằng so với mức ký quỹ duy trì, nhà đầu tư buộc phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay

Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn khác nhau như thế nào

Các nhà đầu tư thường sử dụng cả hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá. Tuy nhiên, để tránh những nhầm lẫn không đáng có, người tham gia cần nắm rõ những đặc điểm của hai loại hợp đồng này.

hop dong ky han va hop dong tuong laiGiao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa 

Từ các so sánh trên có thể thấy hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và rủi ro đầu tư thấp hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Đây cũng chính là lý do hợp đồng tương lai trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong giới đầu tư. Tại Việt Nam, giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa như dầu thô, bạc, đồng, nông sản đang trở thành xu hướng và lựa chọn hàng đầu của cả nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. 

VMEX tự hào là một trong những thành viên đầu tiên của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ( MXV ) được phép giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa. Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, VMEX sẽ đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư để có những giao dịch hiệu quả nhất.

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email