Tổng quan thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa là nơi diễn ra giao dịch mua bán các hợp đồng hàng hóa và nguyên liệu như dầu thô, nông sản, kim loại, …, là một ngành có tính chất phái sinh. Người tham gia không chỉ sử dụng hình thức giao dịch này như một công cụ đầu tư để phát sinh lợi nhuận, mà còn có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro từ biến động giá cả hàng hóa.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường hàng hóa như về nguồn cung, nhu cầu, sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu và tình hình kinh tế chung. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin và dự đoán xu hướng là một công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Phần lớn nhà đầu tư và những người tham gia tham khảo số liệu từ các báo thị trường hàng hóa, vì đây là nguồn thông tin đầy đủ và tin cậy duy nhất, cung cấp góc nhìn tổng quan về thị trường, hỗ trợ việc đưa ra quyết định giao dịch.
Mục đích và vai trò của báo cáo
Báo cáo thị trường hàng hóa cung cấp thông tin và phân tích chi tiết về tình hình thị trường. Các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng và dự đoán được xu hướng.
Xem báo cáo thị trường hàng hóa ở đâu?
Để xem các báo cáo về thị trường hàng hóa, có thể tham khảo:
Các trang tin tức quốc tế
- Energy Information Administration (EIA)
- Organization of the Petroleum Exporting Countries (OPEC)
- International Energy Agency (IEA)
- United States Department of Agriculture (USDA)
- Brazil Grain Production Estimates (CONAB)
Các trang tin tức Việt Nam
- Nangluongquocte.petrotimes.vn: kênh thông tin của Hội Dầu khí Việt Nam
- Bnews.vn: cập nhật tin tức hàng ngày của thị trường hàng hóa
- Petrovietnam.petrotimes.vn: kênh chuyên cập nhật tình hình giá dầu
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể xem báo cáo thông qua các ngân hàng và công ty chứng khoán, các trang web về tin tức tài chính và các công ty nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, các báo cáo này thường trình bày phức tạp, có tính chuyên môn cao, cần nhiều thời gian để phân tích.
Nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng cập nhật số liệu, Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa VMEX đã xây dựng công cụ phân tích báo cáo có độ chính xác cao và nhanh chóng ngay khi báo cáo được phát hành. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tóm tắt những thông tin quan trọng, kèm theo những khuyến nghị để giúp nhà đầu tư có sự lựa chọn chính xác.
TÌM HIỂU VỀ ĐẦU TƯ HÀNG HÓA Kênh đầu tư HỢP PHÁP được cấp phép giao dịch tại Việt Nam
Chiến lược giao dịch với báo cáo
Việc sử dụng báo cáo hàng hóa để định hướng chiến lược giao dịch đòi hỏi sự hiểu biết về thị trường và kĩ năng phân tích. Do đó, khi sử dụng báo cáo để giao dịch, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ trước khi giao dịch. Hơn nữa, cần xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, đồng thời tìm thời điểm thích hợp để tiến hành giao dịch. Cuối cùng, cần xác định mức độ rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận trong quá trình giao dịch.
Các báo cáo quan trọng của thị trường hàng hóa
Báo cáo nông sản
-
- Grains Inspected for Export – Báo cáo giao hàng
- Crop Progress – Báo cáo tiến độ mùa vụ
- Weekly U.S. Ending Stocks of Fuel Ethanol – Báo cáo sản lượng và tồn kho ethanol tại Mỹ
- Export Sales – Báo cáo Xuất khẩu tuần
-
Báo cáo Cam kết Thương nhân (COT)
Xem thêm chi tiết: Báo cáo Nông sản hàng tuần
Báo cáo Cam kết Thương nhân (COT)
- Báo cáo Cam kết Thương nhân (COT) của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
- Phát hành: thứ bảy hàng tuần (giờ Việt Nam)
Báo cáo cung cấp các số liệu về vị thế mở của toàn thị trường, và các thành phần tham gia thị trường. Mặc dù số liệu bị trễ, cập nhật vị thế mở đến hết ngày thứ Ba của tuần đó, nhưng sự dịch chuyển vị thế của các nhóm quan trọng như nhà sản xuất hay quỹ đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn tới biến động giá của các thị trường hàng hóa.
Đây là báo cáo tuy không có tác động tức thời lên thị trường, nhưng có vai trò quan trọng trong hoạt động phân tích trong trung và dài hạn.
Báo cáo cung cầu (WASDE)
- Báo cáo Cung Cầu sản lượng mùa vụ thế giới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)
- Phát hành: khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 12 hàng tháng
Báo cáo cung cấp các số liệu tổng quát và chi tiết về cung & cầu các loại nông sản bao gồm: ngô, đậu tương, khô đậu tương, dầu đậu tương, lúa mỳ, bông và đường.
Các số liệu được chi tiết đến từng quốc gia xuất nhập khẩu lớn, tập trung vào số liệu của Mỹ, sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được thực trạng cung & cầu của các loại nông sản và triển vọng cung & cầu trong thời gian tới. Đây là báo cáo cực kỳ quan trọng và thường có tác động lớn đến thị trường.
Báo cáo tồn kho quý (Grain Stocks)
- Báo cáo Tồn kho quý (Grain Stocks) do USDA phát hành
- Phát hành: cuối từng quý
Báo cáo cung cấp các số liệu tổng quát và chi tiết về tồn kho (trong nông trại và ngoài nông trại) của các loại nông sản tại Mỹ bao gồm: ngô, đậu tương, lúa mỳ và bông.
Các số liệu được chi tiết đến từng bang, sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được thực trạng tồn kho và tốc độ tiêu thụ các loại nông sản tại Mỹ. Đây là báo cáo cực kỳ quan trọng và thường có tác động lớn đến thị trường.
Báo cáo Diện tích gieo trồng (Acreage) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
- Báo cáo Diện tích gieo trồng do USDA phát hành
- Phát hành: hàng năm
Báo cáo Diện tích gieo trồng – Acreage được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành hàng năm, cung cấp các số liệu về diện tích gieo trồng ước tính trong năm nay của các loại nông sản tại Mỹ và chi tiết từng bang trong mỗi mùa vụ. Thông tin này giúp đánh giá tình hình sản xuất hiện tại và dự báo về sản lượng trong tương lai. Nếu diện tích gieo trồng tăng, có thể dự đoán sẽ có nhiều sản phẩm ra thị trường hơn, trong khi một diện tích gieo trồng giảm có thể gây ra sự thiếu hụt nguồn cung.
Đây là báo cáo cực kỳ quan trọng và thường có tác động lớn đến thị trường. Ngoài ra, báo cáo còn giúp chúng ta nắm bắt được diện tích gieo trồng của từng loại nông sản tại Mỹ đã thay đổi như thế nào so với các năm trước đó.
Báo cáo CONAB
- Báo cáo Cung cầu nông sản Brazil của Cơ quan Cung ứng Mùa vụ Brazil (CONAB)
- Phát hành: hàng tháng
Báo cáo này sẽ cung cấp các số liệu về cung – cầu của các mặt hàng nông sản chính của Brazil. Báo cáo này tương tự báo cáo Cung cầu của USDA nhưng có mức độ chính xác cao hơn. Đây là báo cáo quan trọng và thường có tác động lớn tới giá đậu tương và ngô CBOT.
Báo cáo Cung cầu thế giới IGC
- Báo cáo Cung cầu thế giới (IGC) của Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế (International Grains Council)
- Phát hành: hàng tháng
Đây là báo cáo sẽ tập trung vào sản lượng ngô, lúa mỳ, đậu tương của thế giới và các nước sản xuất chính.Báo cáo này thông thường sẽ ít tác động tức thời đến thị trường, nhưng đôi khi sẽ gây ra biến động đối với giá lúa mỳ.
Báo cáo dầu thô:
- Weekly Petroleum Status Report – Báo cáo hàng tuần của EIA
- Oil Market Report – Báo cáo dầu thô thế giới của IEA
- Weekly Crude Oil Stock – Báo cáo tồn kho của API
Xem thêm chi tiết: Báo cáo Dầu thô hàng tuần
Báo cáo thị trường dầu của OPEC (Monthly Oil Market Report)
- Báo cáo Thị trường dầu của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)
- Phát hành: hàng tháng
Báo cáo không chỉ đưa ra nhiều vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới thị trường dầu thế giới, mà còn cung cấp triển vọng về sự phát triển thị trường dầu thô trong năm nay. Ngoài ra, hơn thế nữa, báo cáo này cung cấp một bản phân tích chi tiết về những phát triển trọng yếu tác động lên xu hướng thị trường dầu theo cung và cầu dầu trên thế giới. Đồng thời, báo cáo cũng giúp đánh giá độ cân bằng của thị trường dầu thông qua các thông tin cung cầu.
Đây là báo cáo quan trọng, có tác động mạnh đến giá năng lượng thế giới.
Báo cáo STEO của EIA (Short-Term Energy Outlook)
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)
- Phát hành: hàng tháng
Trong báo cáo này, EIA đưa ra các triển vọng ngắn hạn về thị trường năng lượng như sản lượng, tiêu thụ, cán cân cung cầu và giá của các loại nhiên liệu chính.
STEO cũng cung cấp phân tích thị trường chuyên sâu đối với các sản phẩm từ dầu thô và khí tự nhiên. Mặc dù tập trung vào thị trường năng lượng Hoa Kỳ, STEO cũng nhắc đến dự báo về các thị trường nhiên liệu lỏng quốc tế nhất định.
Đây là báo cáo có tác động rất mạnh và tức thời lên thị trường năng lượng, đặc biệt là giá dầu thô.