Giá ngô quay đầu giảm mạnh sau chuỗi 6 phiên tăng

Giá ngô quay đầu giảm mạnh sau chuỗi 6 phiên tăng, , giá cũng khởi sắc trong phiên sáng do kết quả khảo sát kém khả quan của Crop Tour 2022

Nông sản

phân tích năng lượng

Giá ngô bất ngờ đóng cửa phiên hôm qua với mức giảm 1.1%, qua đó kết thúc chuỗi 6 phiên tăng liên tục. Tương tư với diễn biến của phiên trước đó, giá cũng khởi sắc trong phiên sáng do kết quả khảo sát kém khả quan của Crop Tour 2022 tại hai bang Illinois và Iowa. Tuy nhiên, giá đã quay đầu giảm mạnh trong phiên tối và xóa đi hoàn toàn mức tăng trước đó bởi sức ép từ lực bán chốt lời.

Đối với lúa mì, giá liên tiếp suy yếu trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên hôm qua và đóng cửa trong sắc đỏ, kết thúc chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Giống với ngô, giá lúa mì cũng chịu tác động “bearish” từ lực bán chốt lời của các nhà đầu tư. Đà giảm của giá chỉ phần nào bị kìm hãm bởi nhu cầu nhập khẩu của một số quốc gia.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/08, giá đậu tương tiếp tục suy yếu và mức giảm đang dần được mở rộng. Nếu như nguồn cung tại Mỹ vẫn luôn là tâm điểm thị trường trong những ngày vừa qua thì triển vọng tại Nam Mỹ lại là yếu tố đã khiến cho lực bán hoàn toàn áp đảo trong phiên hôm qua. 

Trong khi đó, khô đậu tương là mặt hàng nông sản có mức giảm mạnh nhất trong phiên hôm qua. Đà suy yếu khi gặp phải vùng đỉnh cũ trong năm nay cùng với đà giảm chung của nhóm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tạo áp lực lên giá mặt hàng này. Ngoài ra, công ty giám định độc lập Amspec Agri cho biết, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong giai 25 ngày đầu tháng 08 đạt 906,470 tấn, tăng 4.9% so với mức 864,563 tấn cùng kỳ tháng trước. Xuất khẩu dầu cọ được đẩy mạnh cũng là yếu tố tạo sức ép gián tiếp lên giá dầu đậu tương. 

Nguyên liệu
phân tích nguyên liệu

Kết thúc phiên giao dịch 25/08, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Tâm lý chốt lời của giới đầu cơ khiến đà tăng của Arabica trong phiên hôm qua suy yếu và Robusta quay đầu giảm 1.53%.

Sau 03 phiên tăng mạnh liên tiếp do lo ngại nguồn cung cà phê niên vụ 22/23 tại Brazil bị thu hẹp, đà tăng của Arabica trong phiên hôm qua đã được điều chỉnh chững lại trước tâm lý chốt lời của giới đầu cơ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Robusta trong phiên hôm qua quay đầu giảm hơn 1.5% sau chuỗi 04 phiên khởi sắc. Ngoài ra, đồng Real tăng nhẹ cũng là nhân tố thúc đẩy nông dân Brazil hạn chế lực bán, phần nào làm hạn chế đà tăng của giá.

Bất chấp những lo ngại về nguồn cung đường suy yếu trong niên vụ 22/23 khi Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 03 thế giới, cho biết xuất khẩu đường của nước này có thể giảm 28.75% xuống còn 08 triệu tấn trong niên vụ tới do tồn kho đầu niên vụ thấp hơn và tăng cường sự chuyển hướng sang sản xuất ethanol. Trước đó, Conab, Cơ quan Cung ứng chính phủ Brazil, cũng dự đoán sản lượng đường nước này giảm từ 40.3 triệu tấn xuống còn 33.9 triệu tấn.

Các số liệu khảo sát về xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 08 đang có sư bất đồng, tuy vậy phần lớn số liệu vẫn chỉ ra sự tăng trưởng về xuất khẩu so với 25 ngày đầu tháng 07. Cụ thể, Intertek Testing Servies, cho thấy xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ tại Malaysia trong 25 ngày đầu tháng 08 đạt 966,655 tấn tăng 10%, so với mức 878,879 tấn cùng kỳ tháng trước. Cũng trong thời gian này, công ty kiểm định độc lập AmSpec Agri, chỉ ra xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ tại quốc gia có sản lượng lớn thứ 2 thế giới cũng tăng 4.9%. Chính điều này đã khiến giá dầu cọ thô trong phiên hôm qua giảm hơn 1%.

Ngập lụt tại Pakistan, quốc gia có sản lượng bông lớn thứ 05 thế giới, có thể khiến những lo ngại về nguồn cung vốn dịu xuống gần đây lại bắt đầu nhen nhóm trở lại. Điều này đã giúp bông tiếp tục duy trì sắc xanh trên bảng giá với mức tăng nhẹ 0.04%.

Kim loại

phân tích kim loại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/08, ngoài trừ quặng sắt, toàn bộ các mặt hàng còn lại trong nhóm kim loại đều được bao phủ trong sắc xanh. Trên thị trường kim loại quý, giá vàng nối dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp với mức tăng 0.43% lên 1758.44 USD/ounce. Bạc phục hồi trở lại và dẫn đầu đà tăng trong nhóm kim loại quý, kết phiên với mức gia 19.12 USD/ounce sau khi tăng 1.13%. Bạch kim cũng khôi phục trong sắc xanh sau khi tăng 0.82% lên mức 873.9 USD/ounce.

Thị trường kim loại quý được hưởng lợi trong phiên hôm qua khi đồng Dollar Mỹ suy yếu nhẹ trước thềm chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát biểu tại Hội nghị kinh tế Jackson Hole trong hôm nay.

Đối với thị trường kim loại cơ bản, đồng COMEX phục hồi với mức tăng 1.51% lên 3.69 USD/pound, được hỗ trợ bởi thông tin Chính phủ Trung Quốc tung ra chính sách mới gồm 19 điểm, trị giá 146 tỷ USD nhằm kích thích tăng trường kinh tế và khôi phục lĩnh vực bất động sản trì trệ. Việc liên tục thúc đẩy kinh tế bằng các biện pháp tiền tệ và tài khoá cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc phục hồi tăng trưởng giai đoạn cuối năm, và đem lại tín hiệu tích cực cho thị trường đồng. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt năng lượng của Trung Quốc cũng có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu về đồng do tính cần thiết trong việc đầu tư vào lưới điện quốc gia.

Trong khi đó, quặng sắt có phiên suy yếu trở lại do các nhà máy thép tiếp tục chịu áp lực do chính sách phân bổ điện được gia hạn tại Trùng Khánh và một số khu vực Tây Nam Trung Quốc. Điều đó đã cản trở nhu cầu quặng sắt cho lĩnh vực luyện thép và gây áp lực đến giá.

Năng lượng

phân tích năng lượng 26-08-2022

Dầu thô giảm giá trở lại trong phiên giao dịch hôm qua, trước lo ngại của thị trường về đàm phán hạt nhân Mỹ – Iran và thời điểm nhạy cảm trước hội nghị tại Jackson Hole. Cụ thể, giá WTI giảm mạnh 2.5% xuống 92.52 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 1.87% xuống 98.46 USD/thùng.

Áp lực chốt lời tại kháng cự mạnh 95.2 USD/thùng đã khiến cho giá chịu sức ép ngay từ phiên sáng. Sau khi thành công trong việc giữ đà tăng trong suốt 1 tuần, thị trường đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu của sức ép chốt lời. Một tuần chờ đợi các phát biểu mới xung quanh đàm phán Mỹ – Iran cũng khiến cho các nhà đầu tư trên thị trường càng thêm lo ngại, nhất là khi các bên đã có dấu hiệu nhượng bộ để thúc đẩy tạo lập thỏa thuận hạt nhân mới, và có thể khiến Iran tăng lượng dầu xuât khẩu ra thị trường.

Trong khi đó, thời điểm tiêu thụ nhiên liệu tại Mỹ đã đi qua và nhu cầu tiêu thụ xăng suy yếu tại Mỹ trong các tuần gần đây cũng đang gây sức ép đến giá. Trong báo cáo tuần mới nhất của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, nhu cầu tiêu thụ xăng đã giảm gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp việc Mỹ vẫn còn đang chống dịch Covid-19 vào thời điểm tháng 08/2021.

Nguồn: Trung tâm tin tức Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email