Kim loại quý bứt phá do lo ngại suy thoái, kim loại cơ bản giảm

Giá vàng tăng 1.81% lên 2019.97 USD/ounce, giá bạch kim tăng 3.27% lên 1029 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng hai tháng

Thị trường kim loại kết thúc phiên 04/04 với một diễn biến phân hóa rõ rệt giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản. Giá vàng tăng 1.81% lên 2019.97 USD/ounce, giá bạch kim tăng 3.27% lên 1029 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng hai tháng. Đáng chú ý, giá bạc tăng 4.50%, mạnh nhất nhóm, lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2022, là 25.10 USD/ounce.

Dòng tiền được phân bổ mạnh mẽ vào thị trường kim loại quý trong bối cảnh đồng USD suy yếu và những lo ngại về suy thoái gia tăng. Số liệu Cơ hội việc làm mới (JOLTS) trong tháng 2 của Mỹ giảm còn 9.93 triệu việc làm, thấp hơn so với cả kỳ trước và gần 500,000 việc làm so với dự báo. Thông tin này phản ánh thị trường việc làm có dấu hiệu thu hẹp sau các đợt tăng lãi suất mạnh tay kéo dài một năm qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Mức lãi suất cao cộng với đà tăng của giá dầu trong thời gian gần đây khiến nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế. Dòng tiền vì thế cũng rời khỏi các thị trường đầu tư rủi ro như thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu, với chỉ số Dollar Index giảm về 101.59 điểm, mức thấp nhất trong vòng hai tháng cũng hỗ trợ rất nhiều cho giá của nhóm kim loại quý. Triển vọng tăng giá của đồng bạc xanh kém đi khi mà, Fed hiện đang ở cuối chu kỳ tăng lãi suất, và số liệu việc làm tiêu cực của hôm qua đã khiến thị trường kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp tháng 5.

Sắc đỏ bao phủ bảng giá của nhóm kim loại cơ bản, với giá các mặt hàng kim loại chủ chốt như đồng giảm 1.84% về 3.97 USD/pound, và giá quặng sắt giảm 1.74% về 118.7 USD/tấn. Đáng chú ý, giá đồng giảm về mức thấp nhất trong vòng hai tuần và giá quặng sắt giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023.

Bất chấp sự suy yếu của đồng bạc xanh, giá các mặt hàng kim loại cơ bản cũng không được hỗ trợ nhiều trong bối cảnh mà hoạt động sản xuất ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực châu Âu vẫn suy yếu. Xét về triển vọng tại Trung Quốc, nhà tiêu thụ lớn nhất với cả đồng về quặng sắt, nhu cầu không tăng trưởng quá mạnh và cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi mà nền kinh tế toàn cầu nói chung đang tăng trưởng kém hơn.  Với thị trường đồng, tồn kho trên Sở COMEX và Sở LME đã đang chậm rãi hồi phục, làm giảm bớt sức ép nguồn cung nhưng cũng làm suy yếu động lực tăng giá.

Giá kim loại cơ bản giảm cũng khiến Sở Giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) điều chỉnh hạ thấp mức ký quỹ và giới hạn giao dịch đối với kim loại cơ bản, thép không gỉ và bạc từ ngày 06/04. Cụ thể, mức quỹ đối với đồng và nhôm sẽ giảm từ 12% xuống 9%, trong khi đối với niken sẽ giảm từ 19% xuống 12%, theo sàn giao dịch

Sau khoảng thời gian dài đi ngang, sức mua trên thị trường quặng sắt đã giảm rõ rệt. Báo cáo của Fitch Solution cho biết sản lượng thép của Trung Quốc dự kiến ​​​​sẽ sụt giảm nhẹ trong 5 năm tới, với tốc độ tăng trưởng thấp chỉ khoảng 0.9% hàng năm.

Nông sản

bang gia nong san 0504

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên ngày 04/04, giá ngô tiếp tục suy yếu và các hợp đồng tháng xa ghi nhận mức giảm mạnh hơn. Điều này cũng cho thấy rằng những lo ngại về nguồn cung trong dài hạn đã dần được xoa dịu.
 
Giá lúa mì cũng đóng cửa trong sắc đỏ nhưng diễn biến giằng co lại bao trùm lên thị trường này. Bên cạnh các thông tin trái chiều khiến giá chưa có xu hướng rõ ràng, áp lực từ vùng kháng cự tâm lí 700 đã lý giải cho biến động của mặt hàng này trong phiên hôm qua.
 
Giá đậu tương rung lắc mạnh trong phiên hôm qua và đóng cửa với mức giảm nhẹ 0.3%, qua đó kết thúc chuỗi 2 phiên tăng mạnh liên tiếp trước đó. Bên cạnh sức ép từ lực bán chốt lời của thị trường, triển vọng nguồn cung từ Nam Mỹ được nới lỏng cũng góp phần tác động “bearish” lên giá.
 
Hai mặt hàng thành phẩm của đậu tương cũng đồng loạt giảm mạnh trong phiên hôm qua. Khô đậu đóng cửa với mức giảm 1.46%, trong khi dầu đậu cũng gần như xóa đi mức gapup được tạo trong phiên đầu tuần. Đà giảm của hai mặt hàng này chủ yếu là do chịu áp lực bán chốt lời của thị trường.

Năng lượng

bang gia nang luong 0504

Sau khi tăng vọt lên vùng 80 USD/thùng, giá dầu ghi nhận những diễn biến tương đối giằng co trong phiên ngày 04/04 trong bối cảnh nhóm OPEC+ cắt giảm sản lượng, nhưng thị trường cũng lo ngại về nhu cầu suy yếu do nền kinh tế Mỹ gặp sức ép. Kết phiên, giá dầu WTI tăng nhẹ 0.36% lên mức 80.71 USD/thùng. Dầu Brent gần như không có sự thay đổi khi chỉ nhích thêm 0.1% lên 84.94 USD/thùng.
 
Giá dầu vẫn nhận được động lực tăng trong nửa phiên đầu ngày khi thâm hụt nguồn cung vẫn đang là mối lo ngại chính sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng khoảng 1.66 triệu thùng/ngày kể từ tháng Năm sắp tới. Goldman cho biết ​tỷ lệ thực hiện dự kiến sẽ đạt gần 90% kế hoạch đặt ra, lý do là các quốc gia công bố cắt giảm bổ sung lần này đều tuân thủ chặt chẽ và đã thực hiện gần 90% mức cắt giảm hồi tháng 10/2022 trong tháng 01/2023. Ngân hàng tiếp tục nhắc lại quan điểm thị trường sẽ trở lại tình trạng thâm hụt kéo dài từ tháng 6 trở đi do tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường mới nổi, nguồn cung của Nga giảm và nguồn cung của Mỹ chậm chạp.
 
Các công ty khoan dầu đá phiến của Mỹ trong hai thập kỷ qua đã giúp Mỹ thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Nhưng mức tăng sản lượng đang chậm lại và các giám đốc điều hành cảnh báo về sự sụt giảm trong tương lai. OPEC trong năm nay đã hạ dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ. Điều này làm gia tăng lo ngại về nguồn cung và thúc đẩy lực mua tiếp diễn.
 
Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố các đơn đặt hàng của nhà máy đã giảm 0.7% sau khi giảm 2.1% trong tháng 1. Dữ liệu yếu kém khiến cho mối lo suy thoái gia tăng, dòng tiền đầu tư cũng có xu hướng tập trung vào tài sản trú ẩn an toàn như kim loại quý và trái phiếu Chính phủ. Bài toán tăng trưởng chậm hạn chế nhu cầu tiêu thụ cũng khiến lực mua trên thị trường dầu suy yếu.

Nguyên liệu

bang gia nguyen lieu 0504

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/04, sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Trong khi Arabica nhanh chóng suy yếu sau phiên tăng mạnh trước đó, đường thô xác lập mức giá cao mới trước lo ngại về nguồn cung.

Sau khi chạm mức cao nhất trong hơn 6 năm, đà tăng của đường thô đã có sự điều chỉnh nhẹ lại, đóng cửa giá tăng nhẹ 0.3% so với mức tham chiếu. Thị trường tiếp tục bị chi phối chính bởi nguồn cung giảm tại hàng loạt các thị trường sản xuất hàng đầu như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu. Tuy vậy, triển vọng nguồn cung tích cực tại Brazil với sản lượng đường sự kiến lên đến 40.3 triệu tấn trong niên vụ tới, mức cao thứ 2 trong lịch sử đã phần nào hạn chế đà tăng của giá trong phiên hôm qua.

Giá dầu cọ đã tăng 2% trong ngày hôm qua và đạt mức đóng cửa cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Việc nhóm OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng đã gây chấn động thị trường và hỗ trợ giá dầu thô, từ đó tác động “bullish” gián tiếp đến giá dầu cọ. Bên cạnh đó, theo SGS, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ trong tháng 03 của Malaysia đã tăng 24.7% so với tháng trước lên mức 1.41 triệu tấn. Điều này cũng cho thấy triển vọng nhu cầu tích cực.

Sau phiên bật tăng mạnh vào đầu tuần, giá Arabica đã có sự điều chỉnh với mức giảm 0.8% trong phiên hôm qua. Giá dầu thô ổn định trở lại sau khi tăng vọt vào hôm trước khiến nhu cầu tích trữ cà phê suy yếu và thị trường trợ lại chịu ảnh hưởng bởi triển vọng nguồn cung tích cực trong niên vụ 2023/24 tại Brazil, khiến giá quay đầu suy yếu. Cùng với đó, dữ liệu xuất khẩu tăng 15% trong tháng 3 tại Hoduras, quốc gia xuất khẩu Arabica lớn nhất Trung Mỹ so với cùng kỳ năm 2022 cũng góp phần gây sức ép gia tăng sự suy yếu về giá của mặt hàng này.

Ở chiều ngược lại, Robusta chạm mức cao nhất trong gần 7 tháng sau khi giá tiếp tục tăng 1.12% trong phiên hôm qua. Lo ngại nguồn cung khán hiếm tại cả 3 quốc gia cung ứng hàng đầu đang là yếu tố chính chi phối và hỗ trợ giá. Cùng với đó, tồn kho Robusta trên Sở ICE đang lình xình quanh 75,380 – 75,310 tấn, mức thấp trong gần 4 tháng cũng là nhân tố quan trọng hỗ trợ giá của mặt hàng này.

Với mức giảm mạnh 1.6%, giá bông ghi nhận phiên mang sắc đỏ thứ 3 liên tiếp bất chấp việc Dollar Index tiếp tục suy yếu và giá dầu thô không duy trì được đà tăng. Theo lẽ thường, Dollar Index yếu đi, đồng nghĩa với giá bông Mỹ trở nên rẻ hơn đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó kích thích lực mua trên thị trường và hỗ trợ giá tăng.

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.