Áp lực bán kĩ thuật ở vùng 1200 khả năng sẽ tiếp tục đẩy giá đậu tương suy yếu

Giá đậu tương hợp đồng tháng 3 diễn biến giằng co dưới ngưỡng 1200 trong đầu phiên hôm nay, sau khi trải qua phiên đầu tuần đầy biến động

Tin tức – Phân tích kỹ thuật nhóm đậu tương

Giá đậu tương hợp đồng tháng 3 diễn biến giằng co dưới ngưỡng 1200 trong đầu phiên hôm nay, sau khi trải qua phiên đầu tuần đầy biến động. Kết quả giao hàng tích cực của Mỹ trong tuần vừa rồi là chưa đủ để giúp giá đậu tương tiếp tục đà tăng từ phiên hôm qua. Hanghoa247 cho rằng, giá đậu tương có thể quay đầu giảm trở lại trước áp lực cạnh tranh trong ngắn hạn từ Brazil.

Trong báo cáo tháng này, Hiệp hội Công nghiệp Dầu thực vật Brazil (Abiove) đã hạ dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 của nước này xuống còn 156,1 triệu tấn, giảm 4 triệu tấn so với báo cáo tháng 12/2023 và thấp hơn 8,6 triệu tấn so với kỳ vọng ban đầu là 164,7 triệu tấn được đưa ra vào tháng 10/2023. Các đợt cắt giảm dự báo liên tiếp của Abiove đã phản ánh tác động tiêu cực của khô hạn đối với vụ đậu tương của Brazil. Dù vậy, đây không phải yếu tố quá mới mẻ do trước đó đã có nhiều đơn vị tư vấn đã giảm mạnh dự báo của mình đối với sản lượng đậu tương năm nay của Brazil. Do đó, tác động “bullish” sẽ tương đối hạn chế và khó có thể giúp giá đậu tương vượt ngưỡng 1200.

Về mặt thương mại, hãng tư vấn Safras&Mercado cho biết hiện doanh số bán đậu tương niên vụ 23/24 của Brazil đạt 31,9% tổng sản lượng dự kiến, thấp hơn 12,6 điểm phần trăm so với mức trung bình lịch sử. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân hạn chế bán hàng trong bối cảnh giá giảm sâu. Tuy nhiên, Safras cho rằng tốc độ bán hàng đậu tương của Brazil có thể tăng lên trong thời gian tới, do nông dân cần tiền để trang trải chi phí sản xuất và thu hoạch. Hơn nữa, công ty hàng hải Cargonave cho biết, Brazil có thể xuất khẩu tới hơn 10 triệu tấn đậu tương trong tháng 2, tăng vọt so với mức 2,3 triệu tấn của tháng 1 và mức 7,5 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Thời tiết khô hạn tuy làm giảm năng suất, nhưng lại rút ngắn quá trình phát triển và thúc đẩy việc thu hoạch, giúp thị trường sớm tiếp cận với nguồn cung đậu tương từ Brazil. Điều này sẽ gây áp lực cạnh tranh mạnh đối với đậu tương Mỹ.

BIỂU ĐỒ GIÁ ĐẬU TƯƠNG THÁNG 3 (ZSEH24) – KHUNG H4

Trước áp lực cạnh tranh ngắn hạn từ Brazil, giá đậu tương sẽ khó có thể vượt qua ngưỡng 1200. Nhận định rằng, giá đậu tương có thể tiếp tục diễn biến trong vùng 1180 – 1200 trong phiên hôm nay, và phe bán sẽ chiếm ưu thế hơn. 

Với vị thế Short ở vùng 1217 mà chúng tôi đã khuyến nghị trong phiên cuối tuần trước, nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì vị thế và kỳ vọng giá sẽ TP ở 1176. 

BIỂU ĐỒ GIÁ KHÔ ĐẬU TƯƠNG THÁNG 3 (ZMEH24) – KHUNG H4

BIỂU ĐỒ GIÁ DẦU ĐẬU TƯƠNG THÁNG 3 (ZLEH24) – KHUNG H4

Sự suy yếu của giá đậu tương cùng triển vọng nguồn cung dồi dào từ Nam Mỹ có thể đẩy giá khô đậu quay trở lại vùng 355,0. Đối với dầu đậu tương, triển vọng nhu cầu từ Ấn Độ sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giúp giá hướng lên vùng 46,5.

Tin tức – Phân tích kỹ thuật ngô

Mở cửa phiên giao dịch ngày 6/2, giá ngô chỉ đang biến động nhẹ quanh mức tham chiếu. Như đã nhận định trong bài phân tích trước đó, tâm lý chờ đợi hai báo cáo Cung – cầu hàng tháng quan trọng sẽ là yếu tố khiến giá mặt hàng này duy trì xu hướng đi ngang, ít nhất là trong 3 phiên đầu tuần.

Đối với tình hình mùa vụ Nam Mỹ, Imea mới đây cho biết, sản lựng ngô vụ 2 năm nay của bang sản xuất lớn nhất Brazil có thể thấp hơn 17,58% so với năm trước, đạt mức 43,3 triệu tấn, giảm 1,09% so với báo cáo tháng 1. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất tiềm năng và diện tích canh tác thấp hơn nhiều so với năm 2023. Ngoài ra, việc giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất cũng làm giảm động lực trồng ngô của nhiều nông dân trong khu vực. Những dấu hiệu không mấy khả quan về triển vọng sản xuất tại Brazil có khả năng tác động “bullish” nhẹ đến giá ngô trong phiên hôm nay.

Còn về năng lực bán hàng, nếu như thị trường không có quá nhiều nghi ngờ về việc Brazil vẫn là quốc gia đứng top đầu thế giới về xuất khẩu đậu tương trong niên vụ hiện tại, thì tiềm năng xuất khẩu ngô trong năm nay của quốc gia này lại tương đối ảm đạm, khi mà vụ ngô thứ 2 tiềm ẩn nhiều rủi ro về triển vọng sản xuất. Trong khi đó, việc giá xuất khẩu ngô Mỹ giảm mạnh trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện cho những khách hàng trung thành như Mexico, Nhật Bản và Columbia đẩy mạnh mua hàng từ quốc gia này. Báo cáo Daily Export Sales cho biết, Mỹ vừa bán được đơn hàng 155.000 tấn ngô niên vụ 23/24 cho Mexico vào hôm qua. Mặc dù khối lượng đơn hàng là không quá lớn, nhưng vẫn phản ánh triển vọng nhu cầu tương đối ổn định của quốc gia này đối với ngô Mỹ. Trong bối cảnh, nguồn cung từ Mỹ dồi dào nhờ thu được vụ ngô kỷ lục trong năm qua, và nhu cầu từ Trung Quốc – người mua ngô số 1 của Brazil dự kiến sẽ chững lại, chúng tôi cho rằng, Mỹ có khả năng lấy lại vị trí ngôi vương của mình trong năm nay. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ đến giá CBOT trong dài hạn.

BIỂU ĐỒ GIÁ NGÔ THÁNG 3 (ZCEH24) – KHUNG H4

Với một số tin tức kém tích cực về tình hình sản xuất hiện tại ở Brazil, chúng tôi kỳ vọng giá ngô có thể duy trì được sắc xanh trong phần còn lại của phiên hôm nay. Tuy nhiên, đà hồi phục của giá có thể bị hạn chế ở vùng 448. 

 

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.