Lúa mì có thể hồi phục trở lại do lo ngại về mùa vụ Australia

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, lúa mì tháng 3 vẫn chịu áp lực bán tương đối mạnh sau 2 phiên lao dốc trước đó. Thị trường lúa mì cũng đang chịu sức ép từ những điều chỉnh gây bất ngờ và khá mạnh tay của USDA trong báo cáo Cung – cầu tháng 11

Tin tức – Phân tích kỹ thuật lúa mì

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, lúa mì tháng 3 vẫn chịu áp lực bán tương đối mạnh sau 2 phiên lao dốc trước đó. Thị trường lúa mì cũng đang chịu sức ép từ những điều chỉnh gây bất ngờ và khá mạnh tay của USDA trong báo cáo Cung – cầu tháng 11. Theo nhận định của chúng tôi, đà suy yếu của lúa mì có thể duy trì trong phiên hôm nay, tuy nhiên, mức giảm sẽ phần nào bị hạn chế khi mà thị trường đón nhận tin tức kém tích cực về nguồn cung lúa mì của Australia.

Hãng tin Reuters trích dẫn từ Cục khí tượng cho biết, Australia đã trải qua tháng 10 khô hạn nhất kể từ năm 2002 do hiện tượng thời tiết El Nino. Trong đó, bang phía Tây Australia, khu vực sản xuất ngũ cốc trọng điểm của nước này, đã ghi nhận tình trạng khô hạn ở mức kỷ lục trong giai đoạn này. Lượng mưa thấp hơn 65% so với mức trung bình trong giai đoạn 1961 – 1990 tiếp tục đe dọa đến năng suất và sản lượng lúa mì năm nay của nhà cung cấp lớn thứ 2 toàn cầu này. Trước đó, tình hình khô nóng trong tháng 9 đã được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ năm 1900 khiến giới phân tích cắt giảm sản lượng lúa mì của nước này xuống ít nhất 1 triệu tấn. Thông tin trên tiếp tục củng cố rủi ro nguồn cung thắt chặt hơn của quốc gia này khi mà giai đoạn tháng 9 và tháng 10 là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của cây lúa mì. Điều này sẽ giúp tăng xác xuất USDA cắt giảm triển vọng nguồn cung năm nay của quốc gia xuất khẩu quan trong này trong báo cáo Cung – cầu tới đây, thay vì duy trì dự báo như báo cáo tháng 11.

Thị trường cũng không đón nhận thêm tin tức đáng chú ý ở Biển Đen và không có dấu hiệu nào về việc Nga cản trở xuất khẩu. Hoạt động gieo trồng lúa mì mùa đông ở Nga đã hoàn thành 55%, trong khi việc trồng trọt ở Ukraine đã hoàn thành 85,7%. Chỉ có sự gián đoạn nguồn cung từ Biển Đen mới có thể dẫn đến giá cao hơn nhưng khả năng xảy ra kịch bản này cũng khá thấp.

BIỂU ĐỒ GIÁ LÚA MÌ THÁNG 12 (ZWAZ23) – KHUNG D1

bieu do lua mi 1311

Với thông tin về triển vọng nguồn cung tại Australia đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi cùng với tín hiệu kĩ thuật đang thiên về khả năng đảo chiều, giá lúa mì có thể sẽ hồi phục trở lại trong phiên tối này và hướng lên vùng 600. 

Tin tức – Phân tích kỹ thuật ngô

Thị trường ngô đón nhận nhiều bất ngờ nhất sau những điều chỉnh số liệu của USDA trong báo cáo Cung – cầu tháng 11. Giá tiếp tục giảm mạnh trong tuần thứ 3 liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Mùa vụ ngô của Mỹ sắp hoàn thành với tiến độ thu hoạch đạt 80%, nhanh hơn mức trung bình 5 niên vụ trước. Mùa vụ cải thiện giai đoạn cuối cùng đã khiến Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nâng dự báo năng suất ngô Mỹ niên vụ 23/24 lên mức 174,9 giạ/mẫu, từ mức 173 giạ/mẫu trong báo cáo trước, chủ yếu nhờ sự cải thiện về chất lượng cây trồng ở khu vực phía đông vành đai ngô. Mức thay đổi này gần tương đương với số liệu khi USDA chưa cắt giảm trong 2 báo cáo tháng 9, tháng 10. Như chúng tôi đã phân tích trước báo cáo, kịch bản này cũng đã từng xảy ra vào cùng giai đoạn năm ngoái khi những lo ngại thái quá đã khiến cho những số liệu dự báo năng suất sụt giảm mạnh hơn so với ảnh hưởng thực tế của hạn hán.
Việc năng suất cây trồng hồi phục trở lại trong báo cáo tháng 11 này mặc dù gây bất ngờ cho thị trường nhưng chúng tôi đánh giá là những điều chỉnh trên là có cơ sở. Nhờ đó, sản lượng ngô Mỹ niên vụ 23/24 cũng được điều chỉnh tăng lên mức kỷ lục. Những thay đổi này sẽ bù đắp một phần nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng lên, nhưng tồn kho ngô cuối vụ vẫn tăng 45 triệu giạ. Như vậy mùa vụ ngô tại Mỹ sẽ thiên về tác động “bearish” với giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tương tự như báo cáo tháng 11 năm ngoái, khi tiến độ vụ ngô tại Mỹ đã sắp hoàn thành thì tác động từ yếu tố triển vọng mùa vụ cũng sẽ giảm dần. Chính vì vậy, trong vài tuần tới, giá ngô sẽ không còn phản ánh mạnh với việc nguồn cung của Mỹ gia tăng. Ngược lại, trọng tâm thương mại hiện có khả năng quay trở lại Nam Mỹ, nơi Brazil đang phải đối mặt với sự bất thường về thời tiết. Cùng với tình hình khô hạn tại Brazil trong vài tuần tới vẫn tiếp diễn, khả năng sản lượng bị cắt giảm có thể là yếu tố giúp giá ngô hồi phục.

BIỂU ĐỒ GIÁ NGÔ THÁNG 12 (ZCEZ23) – KHUNG D1

bieu do ngo 1311

Chúng tôi cho rằng thị trường ngô vẫn chưa phản ánh đúng với cơ cấu cung cầu thị trường. Giá tiềm ẩn khả năng đảo chiều và hồi phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, tín hiệu kĩ thuật vẫn chưa ủng hộ và vẫn đang trái chiều với yếu tố cơ bản nên các nhà đầu tư nên thận trọng theo dõi thêm.  

Tin tức – Phân tích kỹ thuật nhóm đậu tương

Giá đậu tương đóng cửa tuần giao dịch 6 – 12/11 với mức giảm nhẹ nhưng diễn biến lại rất đáng chú ý. Hai báo cáo hàng tháng quan trọng với trọng tâm thị trường hướng về tình hình mùa vụ của Mỹ và Brazil đã khiến cho giá biến động mạnh cả 2 chiều.
Mặc dù những thay đổi đối với mùa vụ Mỹ trong báo cáo WASDE tháng 11 này không quá lớn nhưng thị trường vẫn chú ý với ước tính năng suất đậu tương được điều chỉnh tăng nhẹ 0,3 giạ/mẫu so với mức 49,3 giạ/mẫu trong báo cáo tháng trước. Tuy nhiên, Hàng hoá 247 kỳ vọng rằng thị trường sẽ tiềm ẩn các yếu tố “bullish” trong thời gian tới. Trong các báo cáo Daily Export Sales ghi nhận các đơn hàng có khối lượng lớn trong ngày, khối lượng đậu tương Mỹ bán đã đạt tới 2,8 triệu tấn trong giai đoạn 6 – 12/11. Các đơn hàng này chủ yếu đến từ Trung Quốc, do quốc gia này đang đẩy mạnh nhập khẩu khi sản lượng nội địa năm nay bị thiệt hại và nguồn cung Nam Mỹ vẫn chưa vào vụ thu hoạch.
Số liệu bán hàng trên của Mỹ cũng rất đáng chú ý và là dấu hiệu cho thấy tình hình nguồn cung của Mỹ có thể thắt chặt trong thời gian tới nếu như xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh. Nếu kịch bản này xảy ra, khối lượng bán hàng của Mỹ bùng nổ như giai đoạn Trung Quốc hồi phục sau Covid thì sẽ là yếu tố thúc đẩy rất mạnh cho giá đậu tương.
Đối với mùa vụ Nam Mỹ, USDA vẫn chưa điều chỉnh đáng kể về sản lượng đậu tương các nước này bất chấp hạn hán ở Argentina và tình trạng thời tiết khắc nghiệt gần đây khả năng ảnh hưởng đến sản lượng tiềm năng của Brazil. USDA thường không thay đổi sản lượng ở Nam Mỹ sớm trong tháng 11 vì hoạt động gieo trồng đậu tương ở Brazil mới hoàn thành chưa đến 50%. Nếu như tình hình thời tiết vẫn bất lợi, khô hạn kéo dài tại Brazil thì mùa vụ nước này có khả năng đứng trước rủi ro thiệt hại.

BIỂU ĐỒ GIÁ ĐẬU TƯƠNG THÁNG 1 (ZSEF24) – KHUNG H4

bieu do dau tuong 1311

Cấu trúc tăng kĩ thuật của đậu tương hiện vẫn đang duy trì. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và mùa vụ kém khả quan của Brazil có thể sẽ thúc đẩy giá đậu tương bật lên từ vùng 1340 trong tuần này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế chờ Long mới nếu như giá quay trở lại vùng 1340, SL ở dưới 1330 và TP ở vùng 1360. 

BIỂU ĐỒ GIÁ KHÔ ĐẬU TƯƠNG THÁNG 12 (ZMEZ23) – KHUNG H4

bieu do kho dau 1311

BIỂU ĐỒ GIÁ DẦU ĐẬU TƯƠNG THÁNG 12 (ZMEZ23) – KHUNG H4

bieu do dau dau 1311

Cấu trúc tăng của khô đậu duy trì với các vùng đỉnh liên tiếp bị phá vỡ và là dấu hiệu cho thấy thị trường vẫn sẽ nhận định xu hướng tăng giá trong thời gian tới. Các quỹ cũng liên tục gia tăng vị thế Long đối với mặt hàng này trong vài tuần qua cho thấy giá sẽ khó giảm sâu dưới 440.

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.