Nhu cầu Trung Quốc suy yếu có thể tạo áp lực tới giá đậu tương

Tương tự như trong đầu phiên hôm qua, giá đậu tương mở cửa sáng nay chỉ diễn biến ảm đạm trên mốc hỗ trợ 1220. Vài tuần qua, các hãng tin và tổ chức lớn liên tục đưa ra dự báo với góc nhìn khá tiêu cực về mùa vụ đậu tương của Brazil.

Tin tức – Phân tích kỹ thuật nhóm đậu tương

Tương tự như trong đầu phiên hôm qua, giá đậu tương mở cửa sáng nay chỉ diễn biến ảm đạm trên mốc hỗ trợ 1220. Vài tuần qua, các hãng tin và tổ chức lớn liên tục đưa ra dự báo với góc nhìn khá tiêu cực về mùa vụ đậu tương của Brazil. Điều này cũng phản ánh qua mức cắt giảm của USDA trong báo cáo Cung – cầu phát hành vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, động thái trên cũng cho thấy thị trường đã phản ánh dần với tình hình mùa vụ thiệt hại của quốc gia Nam Mỹ này.

Trong trung hạn, triển vọng gieo trồng tại Mỹ lại được quan tâm hơn, đặc biệt là số liệu diện tích gieo trồng năm 2024. Tỷ lệ giữa giá đậu tương và ngô vụ mới hiện đang ở mức 2,49/1, cao hơn mức trung bình dài hạn là 2,3. Con số này thể hiện mức giá đậu tương đang hấp dẫn hơn so với ngô và có thể sẽ là động lực thúc đẩy nông dân Mỹ mở rộng gieo trồng. Đây sẽ là yếu tố mà các nhà đầu tư nắm giữ vị thế Long cần lưu ý. Theo đánh giá của chúng tôi, cho tới khi báo cáo Triển vọng gieo trồng tại Mỹ được phát hành vào ngày 31/3 sắp tới, xu hướng trung hạn của đậu tương vẫn thiên về bên bán.

Rạng sáng nay, USDA đã phát hành báo cáo  Export Inspections hàng tuần do lỗi hệ thống vào tối hôm qua. Báo cáo này sẽ là tác động tới thị trường trong phiên tối. Cụ thể, khối lượng giao hàng đậu tương trong tuần trước đạt 1,26 triệu tấn, cải thiện hơn so tuần trước đó. Mặc dù vậy, tốc độ xuất khẩu trong năm nay vẫn đang chậm hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, khi mới hoàn thành 47,46% kế hoạch đề ra. Nhìn chung, tình hình bán hàng đậu tương của Mỹ trong 1 tháng trở lại đây tương đối ảm đạm, trong bối cảnh nguồn cung giá rẻ từ Brazil dư thừa. Trong khi đó, về phía nhu cầu, nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến giảm mạnh trong quý 1 năm nay do số lượng đàn lợn giảm và tồn kho tăng sau khi đã nhập khẩu 99,41 triệu tấn vào năm 2023 – mức cao nhất trong 3 năm. Điều này sẽ là yếu tố góp phần củng cố lực bán trên thị trường đậu tương trong phiên hôm nay.

BIỂU ĐỒ GIÁ ĐẬU TƯƠNG THÁNG 3 (ZSEH24) – KHUNG H4

Trước bối cảnh các thông tin về triển vọng mùa vụ Nam Mỹ đã gần như phản ánh vào giá, chúng tôi cho rằng giá đậu tương sẽ chỉ biến động giằng co trong phiên hôm nay. Mặc dù vậy, nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu có thể là yếu tố gây áp lực ngắn hạn, và đẩy giá giảm xuống mốc hỗ trợ 1220. 

BIỂU ĐỒ GIÁ KHÔ ĐẬU TƯƠNG THÁNG 3 (ZMEH24) – KHUNG H4

BIỂU ĐỒ GIÁ DẦU ĐẬU TƯƠNG THÁNG 3 (ZLEH24) – KHUNG H4

Trong phiên hôm nay, giá dầu đậu có thể suy yếu do áp lực từ đà suy yếu của giá dầu thô. Đối với khô đậu, chúng tôi cho rằng giá mặt hàng này có khả năng sẽ chỉ giằng co quanh mốc 370 với kịch bản giá đậu tương sẽ khó giảm sâu trong phiên hôm nay. 

Tin tức – Phân tích kỹ thuật ngô

Giá ngô hợp đồng tháng 3 tiếp tục diễn biến ảm đạm trong đầu phiên hôm nay. Trong khi bức tranh nguồn cung dần trở nên rõ ràng và khả quan hơn, thì điều tương tự lại không xảy ra đối với nhu cầu. Về mặt kỹ thuật, giá ngô đã ở trong kênh xu hướng giảm kể từ giữa tháng 10/2023, và Hanghoa247 cho rằng giá sẽ tiếp tục suy yếu, nhưng chưa thể phá vỡ vùng hỗ trợ 440 trong phiên hôm nay.
Nếu như nông dân Brazil đã bắt đầu trồng ngô vụ 2 trong khung thời gian lý tưởng, thì tình hình ở Argentina thậm chí còn tích cực hơn. Lượng mưa dồi dào từ cuối năm 2023 và những tuần đầu năm 2024 đang hỗ trợ nông dân hoàn thành việc gieo trồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngô bước vào quá trình phát triển năng suất quan trọng. Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) cho biết, nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi, sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Argentina có thể đạt kỷ lục 60 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với ước tính trước đó. Hanghoa247 cho rằng, triển vọng nguồn cung khả quan ở Nam Mỹ sẽ duy trì áp lực trong dài hạn lên giá ngô CBOT.
Trong khi đó, báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections) tuần này cho biết, Mỹ đã giao 875.621 tấn ngô trong tuần 5 – 11/1, giảm mạnh so với mức 1,09 triệu tấn của một tuần trước đó. Các khách hàng truyền thống như Nhật Bản và Mexico tiếp tục là điểm đến hàng đầu của ngô Mỹ trong tuần đánh giá, trong khi lượng ngô đến Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, chỉ có 70.834 tấn ngô đc vận chuyển tới Trung Quốc trong tuần đánh giá, so với mức 236.927 tấn của một tuần trước đó. Kết quả giao hàng trong tuần vừa rồi cũng sẽ gây áp lực lên giá ngô CBOT trong ngắn hạn. Điểm sáng duy nhất đối với hoạt động xuất khẩu ngô của Mỹ là việc nước này bán được đơn hàng 126.700 tấn ngô niên vụ 23/24 cho Mexico. Sự xuất hiện trở lại của các đơn bán hàng lớn sau thời gian dài vắng bóng có thể giúp giá ngô thu hẹp đà giảm hiện tại.

BIỂU ĐỒ GIÁ NGÔ THÁNG 3 (ZCEH24) – KHUNG H4

Áp lực từ triển vọng mùa khả quan ở Nam Mỹ là chưa đủ mạnh để đẩy giá ngô phá vỡ vùng hỗ trợ tạm thời 440 trong phần còn lại của phiên hôm nay. Thay vào đó, giá ngô nhiều khả năng sẽ giằng co với biên độ hẹp trong vùng 440 – 450.

Tin tức – Phân tích kỹ thuật lúa mì

Tương tự như ngô, lúa mì cũng giao dịch trở lại với diễn biến khá giằng co trong đầu phiên hôm nay. Với việc một loạt các báo cáo quan trọng đã được công bố vào cuối tuần trước, thị trường đã dần xác định được xu hướng giá lúa mì trong dài hạn.
Trong báo cáo Winter Wheat Seedings, USDA cho biết nông dân Mỹ đã trồng 34,43 triệu mẫu lúa mì đông cho niên vụ 24/25, giảm mạnh so với mức 36,7 triệu mẫu của niên vụ trước và cũng nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường. Đây không phải yếu tố quá bất ngờ, khi giá lúa mì Mỹ liên tục suy yếu do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế đã làm giảm mong muốn trồng lúa mì của nông dân. Trong khi đó, dữ liệu từ báo cáo Grain Stocks cho thấy tồn kho lúa mì tại Mỹ tính tới 1/12/2023 đạt 1,41 tỷ giạ, đều cao hơn so với các mức 1,39 tỷ giạ dự đoán trung bình của giới phân tích và 1,31 tỷ giạ cùng kỳ năm trước. Con số này phần nào phản ánh được kết quả xuất khẩu tiêu cực của Mỹ trong nửa đầu niên vụ 23/24, trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là nguồn cung từ Nga. Nhìn chung, dữ liệu từ các báo cáo nói trên đều mang tính “bearish” đối với giá lúa mì và dự kiến sẽ khiến giá duy trì đà giảm trong thời gian tới.
Trong khi đó, dữ liệu từ báo cáo quan trọng nhất là WASDE gần như không có tác động đáng kể nào lên giá lúa mì. Sự thay đổi duy nhất đối với nguồn cung từ Mỹ là việc số tồn kho cuối niên vụ 23/24 bị hạ xuống còn 648 triệu giạ từ mức 659 triệu giạ trước đó, chủ yếu do ước tính tồn kho đầu niên vụ bị cắt giảm đi 12 triệu giạ. Đối với nguồn cung thế giới, sự thay đối đáng chú ý nhất là của nguồn cung từ Biển Đen. Nhờ triển vọng mùa vụ khả quan, USDA đã nâng dự báo xuất khẩu lúa mì niên vụ 23/24 của Nga và Ukraine thêm lần lượt 1 và 1,5 triệu tấn, lên các mức 51 và 14 triệu tấn. Đây sẽ là yếu tố “bearish” đối với giá lúa mì CBOT trong dài hạn, khi đây là 2 đối thủ cạnh tranh lớn của Mỹ ở thị trường quốc tế.

BIỂU ĐỒ GIÁ LÚA MÌ THÁNG 3 (ZWAH24) – KHUNG H4


Nhận định rằng, giá lúa mì có thể duy trì đà hồi phục hiện tại và hướng lên vùng 590. Tuy nhiên, trong kịch bản thị trường phản ứng mạnh trước các yếu tố cơ bản, giá có thể quay đầu giảm trở lại, nhưng sẽ chưa thể phá vỡ vùng hỗ trợ 575.

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp 

 Lợi nhuận từ 5-10% (*)

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

CÁM ƠN BẠN !

Đã ghi nhận thông tin mở tài khoản thành công.
 

Đội ngũ nhân viên của VMEX sẽ liên hệ bạn sớm.