5 quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới

Đường 11 ICE US là mã hàng hóa được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì tính thanh khoản và đòn bẩy cao. Cùng tìm hiểu về các quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới để có cái nhìn tổng quan về thị trường đường và các nhân tố tác động lớn đến lượng cung sản phẩm.

TỔNG QUAN

Trong niên vụ 2018/2019, tổng sản lượng đường thế giới sản xuất là 179 triệu tấn, với dự kiến 181 triệu tấn cho năm 2019/2020. Khoảng 80% lượng đường thế giới được sản xuất từ cây mía ở vùng khí hậu nhiệt đới và 20% còn lại có nguồn gốc từ củ cải đường, được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới, cận nhiệt của Bắc bán cầu. Tổng cộng có 124 quốc gia sản xuất đường. Dưới đây tổng hợp các nước sản xuất đường lớn nhất thế giới.

1. Ấn Độ

Ấn Độ trở thành nơi sản xuất đường lớn nhất thế giới vào năm 2018/2019, đánh bại Brazil lần đầu tiên sau 16 năm. Ấn Độ sản xuất 33 triệu tấn đường – tương đương 19% tổng sản lượng đường thế giới.

Quốc gia này đang chứng kiến mức sản xuất đường cao kỷ lục do đất nông nghiệp tăng và năng suất được cải thiện. Tuy nhiên, trong năm 2019/2020, Ấn Độ dự kiến sản lượng đường sẽ giảm khoảng 26% do hạn hán năm 2018 khiến nông dân giảm trồng mía và lũ lụt năm 2019 gây thiệt hại cho cây trồng.

2. Brazil

Trong lịch sử, Brazil là nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới nhưng đã nhường lại vị trí đứng đầu cho Ấn Độ trong niên vụ 2018/2019. Trong niên vụ này, Brazil sản xuất 29,5 triệu tấn đường. Sự sụt giảm trong sản xuất được ghi nhận là do các tác động xấu như hạn hán và giá thành thấp.

Tuy nhiên, hệ thống tàu tự động của Brazil chạy bằng nguyên liệu xăng ethanol nên nhu cầu trong nước đối với nhiên liệu sinh học sản xuất từ mía là đáng kể. Ngoài việc là nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới, Brazil còn đứng thứ hai về sản xuất ethanol chỉ sau Hoa Kỳ. Kể từ giữa những năm 1990, khối lượng mía được thu hoạch và chế biến ở Brazil đã tăng gần gấp ba lần để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với xăng ethanol sản xuất từ mía và điện sinh học. Không giảm sản lượng lương thực trong thời gian đó, Brazil đã chứng minh khả năng của mình như là một trung tâm sản xuất nguyên liệu thay thế ethanol hiệu quả.

ĐẦU TƯ DẦU THÔ ONLINE

Giao dịch hàng hóa trực tuyến – Thị trường liên thông quốc tế

3. EU

EU hiện là trung tâm sản xuất đường lớn thứ ba thế giới. Trong niên vụ 2018/2019, EU đã sản xuất 18 triệu tấn đường. EU thực sự là nơi sản xuất lượng đường củ cải lớn nhất thế giới, với tỷ trọng chiếm 20% tổng sản lượng đường thế giới. Đường củ cải được sản xuất chủ yếu ở các khu vực như Bắc Âu, miền bắc nước Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan và Bỉ.

Sản lượng đường ở EU tăng trưởng đáng kể từ niên vụ 2017/2018. 2017 là năm đầu tiên nông dân EU được dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất và xuất khẩu sau 1 thập kỷ, và sản lượng đã tăng trưởng ở mức 22 triệu tấn, tăng hơn 20% so với trung bình của các năm trước.

4. Thái Lan

Mía là loại cây trồng quan trọng nhất của Thái Lan và trong năm 2018/2019, khi nước này đã sản xuất gần 15 triệu tấn đường. Thái Lan không chỉ là nhà sản xuất đường lớn thứ tư thế giới mà còn là nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil.

Vào đầu niên vụ 2019/2020, sản lượng đường tại Thái Lan giảm dẫn đến giá đường tăng cao hơn. Nguyên nhân khiến sản xuất giảm chủ yếu do hạn hán. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đường Thái Lan dự kiến sẽ phải đối mặt với những khó khăn hơn nữa do tình trạng dư cung từ các nước sản xuất lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.

5. Trung Quốc

Trung Quốc đã sản xuất 10,6 triệu tấn đường trong niên độ năm 2018/2019. Mặc dù Trung Quốc là một trong những nơi sản xuất đường lớn nhất thế giới, nhưng vẫn phải nhập khẩu ròng mặt hàng này.

Nhu cầu nhập khẩu đường của quốc gia này đã tăng đáng kể trong nhiều thập kỷ qua, do tồn tại khoảng cách lớn giữa giá đường trong nước – được chính phủ bảo hộ nhằm hỗ trợ nông dân – và giá đường quốc tế. Song song với đó, ngành sản xuất đường trong nước gặp khó khăn khi xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế do có chi phí sản xuất cao hơn so với các đối thủ nước ngoài.

Hiện Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu 1,94 triệu tấn đường mỗi năm với mức thuế 15% – là kết quả của thỏa thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nếu nhập khẩu vượt quá số này sẽ phải chịu mức thuế cao hơn 50% và yêu cầu giấy phép bổ sung. Từ năm 2017, Trung Quốc đã tăng số tiền bổ sung lên 50%, theo đó, trong năm 2019/2020, tổng thuế quan đối với hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch được phép là 85%. Thuế quan hết hạn vào tháng 5 năm 2020 và các nhà máy đường của Trung Quốc yêu cầu gia hạn các mức thuế này với hy vọng tiếp tục bảo vệ được thị trường nội địa.

Nguồn: Investopedia

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email