Ưu, nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong giao dịch phái sinh hàng hóa.

Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Ở bài viết trước, VMEX đã giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về phân tích kỹ thuật là gì? Ở bài viết này, VMEX sẽ phân tích rõ hơn về ưu, nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong giao dịch phái sinh hàng hóa.

Ưu điểm:

Tập trung vào giá:

Mục tiêu chính là dự đoán giá tương lai, có nghĩa là tập trung vào xu hướng. Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai. Thị trường thường có một chỉ số chính dẫn dắt nền kinh tế từ 6 đến 9 tháng. Để bắt kịp với thị trường cần xem xét trực tiếp vào diễn biến giá cả. Mặc dù thị trường dễ phản ứng với những thay đổi đột ngột, nhưng những manh mối kỹ thuật thường phát triển trước những khi có sự biến động lớn của thị trường.

Hỗ trợ và kháng cự:

ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng thường được đánh dấu bởi các khoảng thời gian giao dịch (phạm vi giao dịch), trong đó giá di chuyển trong phạm vi hạn hẹp trong một khoảng thời gian dài cho ta biết rằng lực cung và cầu đã bế tắc. Khi giá vượt ra khỏi trading range nó báo hiệu rằng cung hoặc cầu đã bắt đầu vượt lên. Nếu giá di chuyển trên biên trên của trading range thì bên mua sẽ thắng. Nếu giá di chuyển xuống vùng biên dưới của range cho ta biết rằng bên bán đang thắng thế.

Giá lịch sử:

Biểu đồ giá là bức tranh lịch sử dễ hiểu trong một khoảng thời gian. Các biểu đồ dễ đọc hơn nhiều so với một bảng các con số

Hỗ trợ tìm điểm vào:

Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định thời điểm thích hợp. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua gì và phân tích kỹ thuật để quyết định khi nào mua.

Nhược điểm:

Sai số trong phân tích:

Cũng giống như với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật là chủ quan và những ý kiến cá nhân của chúng ta có thể được phản ánh trong phân tích. Điều quan trọng là phải nhận thức được những ý kiến này khi phân tích biểu đồ. Nếu nhà phân tích thị trường bullish, thì xu hướng tăng sẽ làm lu mờ sự phân tích. Mặt khác, nếu nhà phân tích tin rằng thị trường bearish thì phân tích có lẽ sẽ nghiêng về xu hướng giảm.

Tính tương đối:

Phân tích kỹ thuật

Mặc dù có các tiêu chuẩn, nhiều lần hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau. Cả hai sẽ có thể đưa ra mức hỗ trợ hợp lý và mức kháng cự chính để biện minh cho phân tích của họ. Mặc dù điều này có thể gây bực bội nhưng cần phải chỉ ra rằng phân tích kỹ thuật giống như nghệ thuật hơn là khoa học. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem.

Độ trễ lớn:

Phân tích kỹ thuật đã bị chỉ trích vì có độ trễ quá lớn. Đến thời điểm xu hướng này được xác định, thị trường đã vận động đáng kể. Sau một động thái lớn như vậy, tỷ lệ lãi:lỗ không còn lớn nữa. Độ trễ là điểm chỉ trích đặc biệt của lý thuyết Dow.

Tín hiệu nhiễu:

Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật bạn sẽ gặp một loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp. Ví dụ: Một tín hiệu bán được đưa ra khi đường viền cổ của một mô hình đầu và vai bị phá. Mặc dù đây là một quy tắc nó không phải là bất di bất dịch và có thể phải chịu các yếu tố khác như khối lượng và momentum.

Nguồn: Traderviet

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

phân tích kỹ thuật trong phái sinh hàng hóa là gì

phân tích kỹ thuật

phân tích kỹ thuật từ a đến z

nhược điểm phân tích kỹ thuật

ptkt

biểu đồ phân tích kỹ thuật

phan tich ky thuat thi truong tai chinh

hướng dẫn phân tích kỹ thuật

phan tich ky thuat thi truong tai chinh

Share bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email